Khi ở trên máy bay, tiếp viên hàng không sẽ không cấp cho các bạn tờ giấy E311 đâu vì mình không biết từ lâu chưa, Canada đã chuyển sang lấy thông tin online rồi.
Bước 1: Lấy giấy thông tin online tại sân bay.
—Sau khi đáp máy bay xuống Vancouver, đi theo dòng người xuống thang cuốn đến 1 cái sảnh tại đây có rất nhiều cột máy, vào chọn nhanh lấy 1 cái, nhập thông tin, sau đó đặt passport vào máy để quét, tiếp theo máy sẽ hiện thông tin lên, nhìn xem thông tin mã chuyến bay vừa đáp xuống của mình có đúng không, nếu đúng thì next, tiếp theo nhập vài câu hỏi đơn giản (mình quên mất câu gì rồi nhưng chủ yếu là đi bao nhiêu người, …), sau đó máy yêu nhìn vào máy rồi ấn nút chụp hình để lấy hình ảnh nhận dạng tại chỗ (không cần đẹp đâu miễn rõ mặt là được), tiếp theo tích chọn câu hỏi từ hải quan vi dụ có đem theo vũ khí không, có đem theo thức ăn không, … cái này y chang như trên giấy E311.
Rồi nhập vào số ngày sẽ ở lại Canada (Cái này mình không rõ nên nhập số ngày đúng bằng hiệu lực của visa), rồi đồng ý cam đoan thông tin đúng sự thật. Xong xuôi máy sẽ đẩy ra 1 tờ giấy (gọi là giấy bước 1) rất dài trên đó gồm ảnh chụp mặt bạn vừa xong cùng những thông tin bạn vừa mới nhập vào máy lúc nãy.
Bước 2: Đi đến quầy an ninh thứ 1
—— Bước này dễ chỉ cần đi đến xếp hàng, đi đến mấy nhân viên an ninh đưa họ tờ giấy bước 1 + passport để họ đóng dấu lên tờ giấy bước 1 là xong. Mặt mấy người này thì y chang Men in black, chỉ khác mặt giáp chống đạn thôi, không nói chuyện chỉ ngoắc và chỉ.
Bước 3: Đi đến quầy an ninh thứ 2
——- Bước này lên cấp 1 tý, đưa họ giấy bước 1 đã đóng dấu + passport để họ xem. Họ sẽ hỏi vài câu như đến đây làm gì, đến từ đâu, sau đó căn cứ vào thông tin giấy bước 1 họ sẽ hỏi tiếp mang theo thức ăn gì, mang theo đồ gì v.v.. Sau đó sẽ hỏi tiếp là đã có Study Permit chưa, nếu có rồi trình ra, còn không thì kêu không, họ sẽ hướng dẫn tiếp.
Bước 4: Đi lấy hành lý.
— Theo như lời quầy an ninh số 2 thì họ kêu ra băng chuyền lấy hành lý rồi sau đó đi ngược lại, cái này chú ý không đi thẳng xuống mà đi ngược lại chỗ quầy an nình số 2, bên tay trái sẽ có 1 căn phòng lớn ghi Immigration, ở ngoài có 1 phụ nữ họ sẽ chỉ bạn chỗ để xe đẩy hành lý và hỏi bạn cần làm gì rồi chỉ bạn vào trong. Chú ý để hành lý ký gửi ở ngoài còn hành lý xách tay cứ mang vào thoải mái.
Bước 5: Lấy Study Permit
— Tại đây bạn vào ngồi xếp hàng chờ tới lượt. Tùy vào đông hay vắng người chờ, còn hải quan thì lúc mình đến chỉ 4 người trong đó 1 nữ người Tàu, 1 nữ người bản xứ, 1 nam người bản xứ, 1 nam người Tàu tên Chang – người này làm study permit cho mình, và sau này có thêm 1 người Trung Đông râu ria quấn khăn trùm đầu tổng là 5 người. Họ nói tiếng anh rất chuẩn nên yên tâm là nghe rõ.
— Đây là phòng lâu nhất mình làm mất 40 phút và vì thế trễ luôn chuyến bay nửa tiếng phải dời chuyến sau :))). Vào đó ngồi đợi, quầy nào trống thì họ nhấn chuông hoặc ngoắc ngoắc. Sân bay wifi vô tư nên ngồi làm gì cũng được để chờ đợi nhưng không được gọi điện.
— Khi đến lượt mình, thì trình giấy bước 1 +passport + thư chấp nhận visa của LSQ + tất cả LOA mình có. Họ sẽ xem và hỏi tiếp qua đây học gì, mang theo những gì, có mang đồ ăn không,…. y chang như quần an ninh số 2. Sau đó họ kêu mình ngồi đợi, đợi cũng lâu, 1 lúc sau họ sẽ đi vào phòng và mang ra Study Permit, rồi dặn dò đây là Study Permit, kiểm tra thông tin lại.
Bước 6: Chạy vắt giò nếu sát giờ bay.
— Lấy hành lý ký gửi hồi nãy đẩy đến cuối phòng đưa vé máy bay cho 1 nhân viên, họ sẽ chỉ lên lầu nào tương ứng, đi thang máy. Mình là lầu 4, đến lầu 4 thì bỏ hành lý ký gửi vào băng chuyền rồi quay sang xếp hàng để xét y chang như những sân bay quá cảnh khác.
Bước 7: Bay nếu kịp. Còn trễ rồi thì đến chỗ custom service kêu họ đổi chuyến khác.
Vậy là xong!