Ngày 10/12, Giám đốc tài chính Huawei CFO Mạnh Vãn Chu đã ra tòa lần hai tại Canada và bày tỏ mong muốn nộp 15 triệu đô la Canada để xin tại ngoại, đồng thời mang sẵn sàng đeo vòng giám sát trang bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để bảo đảm không bỏ trốn khỏi Canada.
Tuy nhiên, đề nghị của bà này không được tòa án Canada chấp nhận và bà sẽ tiếp tục tham dự phiên tòa thứ ba diễn vào hôm nay 11/12 (giờ địa phương).
Trước đó, ngày 1/12, theo yêu cầu từ Washington, phía Canada đã ra lệnh bắt giữ CFO Huawei ở sân bay nước này khi bà chuẩn bị lên đường tới Mexico. Các nhà chức trách Mỹ nghi ngờ bà Mạnh đã lừa dối ngân hàng Mỹ để làm ăn với Iran – một hành động vi phạm lệnh cấm nhằm vào Tehran của Washington.
Trong này 8/12, phía Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận trước động thái của Mỹ và Canada đối với CFO Mạnh Vãn Chu – Huawei hiện được coi là “con cưng” của Bắc Kinh.
Theo đó, Bắc Kinh đã lần lượt triệu Đại sứ Canada và Mỹ để trao công hàm phản đối, yêu cầu hủy lệnh bắt bà Mạnh và khẳng định sẽ có thêm các biện pháp đối phó tương ứng với hành động của Washington.
Trung Quốc trừng phạt như thế nào?
Năm ngoái, Trung Quốc đã từng tạm dừng trao đổi cấp cao với Australia khi cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull lên án Bắc Kinh can thiệp nội bộ.
Có thể hình dung rằng, một khi bà Mạnh Vãn Chu không thể được thả ra, Bắc Kinh có khả năng sẽ trừng phạt Canada bằng cách làm gián đoạn các chuyến thăm cấp cao song phương.
Ông David Mulroney, cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc, đã không loại trừ khả năng này và nói rằng đây là cái giá mà Canada có thể phải.
Ngoài ra, lĩnh vực khả năng nhất của Canada có thể chịu đòn trừng phạt vì vụ việc của bà Mạnh Vãn Chu là kinh tế thương mại.
Thời gian vừa qua, Canada đã đạt được nhiều lợi ích trong quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc. Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Canada đạt 94,5 tỷ đô la Canada, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Điều đó cho thấy thị trường Trung Quốc có biên lợi nhuận tiềm năng rất lớn đối với Canada. Sau khi ông Justin Trudeau nhậm chức Thủ tướng, ông đã thúc đẩy thỏa thuận hương mại tự do Trung Quốc-Canada để tăng cường vai trò của thị trường Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Canada.
Nhưng một khi Trung Quốc trừng phạt Canada nhằm đáp trả vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, điều này thực sự sẽ đánh bại tham vọng mở rộng thị trường Trung Quốc của Thủ tướng Trudeau.
Bà Mạnh Vãn Chu đang hầu tòa ở Canada do những nghi ngờ làm ăn với Iran, vi phạm lệnh cấm của Mỹ. Ảnh phác thảo: AP
Trung Quốc có thể bị thua lỗ
Nếu Bắc Kinh trừng phạt Canada có thể Ottawa không có cách nào để chống lại Bắc Kinh do tiềm lực quốc gia có hạn nhưng nếu Canada hoàn toàn nương theo Mỹ, thì ngược lại, Trung Quốc sẽ phải trả một mức giá nhất định.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa Mỹ và Canada không quá thân thiết. Năm 2018, xung đột giữa Mỹ và Canada bùng nổ. Sự khác biệt về quyết định thuế quan đối mặt hàng thép-nhôm và mâu thuẫn trong đàm phán thương mại tự do Mỹ-Canada-Mexico dẫn đến việcMỹ phản đối tuyên bố chung của nhóm G7 – hội nghị được diễn ra vào tháng 6 vừa qua tại Quebec, Canada.
Vào tháng 10, sau khi Mỹ đề xuất từ chối một điều khoản của “dự thảo thuốc độc” trong hiệp định thương mại Bắc Mỹ mới giữa các nước thành viên với Trung Quốc, Thủ tướng Trudeau nói rằng, Canada sẽ không vì ký kết hiệp định với Washington mà từ chối hợp tác với Bắc Kinh.
Theo giới phân tích, Canada vốn là mục tiêu theo đuổi của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ bởi sau khi đắc cử Thủ tướng Canada, ông Trudeau đã thể hiện sự kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc.
Ông chủ động thúc giục ký kết thỏa thuận thương mại song phương, tháng 12/2017 ông đã tới Trung Quốc 4 ngày nhằm trao đổi các vấn đề song phương, đặc biệt là thương mại.
4 tháng sau khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ bùng nổ, xuất khẩu của Canada sang Trung Quốc tăng 23%, xuất khẩu nông sản và năng lượng của Canada thậm chí còn “giải vây cho cơn khát” của Bắc Kinh do ảnh hưởng từ xung đột với Mỹ.
Một khi quan hệ Trung-Canada tiếp tục xấu đi, không thể phủ nhận rằng ông Trudeau sẽ phải từ bỏ thị trường Trung Quốc và sẵn sàng đối phó Trung Quốc bằng điều khoản của “dự thảo thuốc độc” trong hiệp định thương mại Bắc Mỹ mới, đồng nghĩa việc Trung Quốc sẽ mất đi đối tác tiềm năng.
Ngoài ra, các tập đoàn của Trung Quốc như Huawei, ZTE có thể mất thị trường quan trọng ở nước ngoài do Canada chuyển hướng sang ủng hộ Mỹ. Đồng nghĩa khi bị loại khỏi các quốc gia – khu vực phát triển như Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Australia – những trận địa quan trọng tập trung công nghệ truyền thông di động (5G) thế hệ thứ năm trên thế giới, Huawei và ZTE sẽ phải đối mặt với sự phong tỏa kỹ thuật và thị phần có nguy cơ bị các công ty khác “nuốt chửng”.
Hiện nay, Canada là quốc gia duy nhất trong Liên minh tình báo Five Eyes do Mỹ đứng đầu, đồng ý cho các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng hệ thống mạng 5G ở nước này. Vào tháng 10, một số nghị sĩ Mỹ đã viết thư gửi Thủ tướng Trudeau, yêu cầu Canada tẩy chay sự tham gia của Huawei vào việc xây dựng mạng 5G của nước này.
Nếu quan hệ Trung-Canada tuột dốc, chính phủ của Thủ tướng Trudeau có thể phản đối Bắc Kinh bằng cách từ chối sự tham gia của các công ty Trung Quốc vào thị trường 5G trong nước. Việc buộc Canada phải phóng thích bà Mạnh Vãn Chu có thể có ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc, một số ý kiến nhận định.
Ông Roland Paris, cựu cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Trudeau và là Giáo sư tại Đại học Ottawa, nói rằng chính phủ Bắc Kinh khó lòng can thiệp vụ việc của bà Mạnh bởi ngay cả chính phủ Canada cũng không thể can thiệp vào quá trình tư pháp của nước này.
Một khi Trung Quốc can thiệp, điều này sẽ làm sâu sắc thêm mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về mối đe dọa của Trung Quốc. Điều này khiến Bắc Kinh cần phải thận trọng suy nghĩ về tác động đối với Canada.
Theo đánh giá, nếu trả đũa Canada thì Bắc Kinh và Ottawa đều sẽ chịu thiệt hại kép nên Trung Nam Hải cần đưa ra bước xử lý thận trọng, ngăn chặn tác động tiêu cực do vụ bà Mạnh Vãn Chu gây ra.
© 2024 | Tạp chí CANADA