Không biết từ lúc nào, phong trào lấy chồng Tây bỗng trở nên “rầm rộ”, và cho đến bây giờ thì “cơn sốt săn Tây” vẫn chưa hạ nhiệt. So với cái thời khi tôi còn ở tuổi 18, 20, cách đây hơn 20 năm thì có phong trào lấy Việt kiều.

Không biết từ lúc nào, phong trào lấy chồng Tây bỗng trở nên “rầm rộ”, và cho đến bây giờ thì “cơn sốt săn Tây” vẫn chưa hạ nhiệt. So với cái thời khi tôi còn ở tuổi 18, 20, cách đây hơn 20 năm thì có phong trào lấy Việt kiều.

Sau này, khi đời sống phát triển, công nghệ thông tin lan rộng rồi thì đời sống của Việt kiều ở hải ngoại nói chung cũng như các chàng Việt kiều về VN lấy vợ nói riêng được “bóc mẽ” rõ ràng hơn.

Và rồi, thời “kiều thịnh” đã qua, nay thời “Tây thịnh” lên ngôi.

425 1 Tan Man Phu Nu Viet Va Con Sot San Tay

Cũng đúng thôi, khi xã hội phát triển, phụ nữ họ có điều kiện tiếp cận với cái mới, họ được ăn học, và vì vậ̣y tư tưởng họ mở mang, “thông thoáng” hơn. Họ ý thức được giá trị và quyền của người phụ nữ. Họ biết bản thân cần gì, muốn gì ở người đàn ông họ sẽ trao thân gởi phận, nên khi đối tượng “nội địa” không đáp ứng được yêu cầu của họ, chắc chắn họ sẽ phải tìm đối tượng “ngoại địa”.

Lang thang trên mạng xã hội sẽ thấy rất nhiều hội nhóm, trong số đó có không ít hội nhóm dành hẳn cho các chị em lấy chồng Tây cùng giao lưu chia sẻ.

Mỗi người mỗi cảnh, đep có, không đẹp có, gái chưa chồng hay phụ nữ đã qua vài lần đò cũng có. Và chồng của họ cũng mỗi người mỗi kiểu, chồng già, trẻ, chồng nghèo, giàu,… có đủ.

Phụ nữ lấy chồng Tây cũng có rất nhiều thành phần khác nhau và chồng họ cũng vậy. Nhưng, theo cái nhìn khách quan của tôi, không ít người trong số họ là những phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang và chồng họ cũng không phải thuộc dạng không lấy được vợ ở nước mình mới lấy gái Việt.

Hãy cứ có phụ nữ lấy chồng Tây, thì tôi biết không nhiều thì ít họ cũng sẽ bị gán cho một vài cái “tội”: thực dụng, ham tiền, ham đi nước ngoài, ham to, ôi thôi thì đủ thứ cái ham,….

Một ví dụ phụ nữ Việt lấy chồng Tây là tôi. tôi lấy chồng muộn lắm, lúc đã hơn 30, theo suy nghĩ của một số người Việt thì tôi đã thuộc hàng hết “date” nên tôi phải tìm chồng ngoại để lấy (nực cười cho lối suy nghĩ này). Khi tôi làm lễ đính hôn, có một số người nói rằng tôi may mắn quá vì đã ở cái tuổi băm rồi mà còn lấy được anh chồng ngon lành.

Cũng may chồng tôi không già, anh có ăn có học, có công việc ổn định và cũng không phải xấu, nếu không thì ai biết họ sẽ bàn tán thêm gì nữa.

Khi tôi qua Mỹ, bạn bè của chồng tôi vừa đùa vừa thật nói: đàn ông VN mù hết rồi hay sao mà tụi nó để chồng em “rinh” em về Mỹ vậy, chồng em may mắn quá.

Thế đó, chỉ vài câu nói thôi đã thấy lối suy nghĩ giữa Tây và Ta khác biệt thế nào.

Mỗi lần tôi nghe ai đó lấy chồng Tây, nói thật tôi mừng cho họ mặc dù tôi không biết hoàn cảnh của họ ra sao, nhưng ít ra tôi biết rằng, đa phần họ sẽ được chồng yêu thương tôn trọng, tương lai con cái họ săng sủa và tốt đẹp hơn, vv và vv.

Còn nếu không may gặp người chồng không tốt, thì ít ra họ và con cái vẫn còn được xã hội can thiệp và bảo vệ…

Lấy chồng Tây hay Ta, hay Việt Kiều thì đó là quyền lựa chọn và cũng là duyên phận của mỗi người.

Cho dù chồng già hay trẻ, giàu hay nghèo, đẹp hay không thì cũng nên chúc phúc thay vì mỉ.a m.a.i ch.âm b.i.ếm. Khi phụ nữ quyết định gắn bó cuộc đời mình với ai, họ biết đó là đối tượng họ cần.

Là người ngoài, nếu không nói được những điều hay ho thì cũng đừng chê bai, cay cú với những người lấy chồng Tây vì họ sẽ là người sống cả đời với chồng họ chứ không phải ai cả

Các chị em có chồng Tây, cứ an nhiên sống vui với chồng.

Đừng bận tâm chi ̣đến miệng lưỡi thế gian. Chồng không trẻ, không đẹp, không giàu nhưng họ nâng niu yêu thương chị em là hạnh phúc rồi.

Thế nhé, các nàng dâu Tây!

 

 

 

Theo gaiviettraitay


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài