Khác biệt chung chung mà ai cũng biết giữa Canada và Việt Nam là gì? một nước giàu có tiên tiến và một nước nghèo, lạc hâu. Ngoài ra, Canada còn có hệ thống chính trị đa đảng. Có ba loại đảng tương ứng với ba chính quyền: thành phố, tỉnh và liên bang.

Về mặt kinh tế và cơ cấu xã hội thì Canada rất giống với Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nói chi tiết thì có nhiều chuyện để nói lắm, từ việc hoạch định khu phố, chuyện học đường, chuyện quan hệ thương mại với Mỹ tới chính sách di trú cởi mở….. rồi chuyện Quebec, chuyện người Việt ở Canada nữa.

Nói chuyện về Canada - 0

Phố xá ở Canada được chia ra thành từng ô (block), bởi vậy, có rất nhiều đường phố chứ không có hẻm. Mỗi khu phố phải có thư viện, công viên, trường mẫu giáo, tiểu học, sân vận động trong nhà (và ngoài trời), trung tâm cộng đồng: community center (để ta có thể đến đó hội họp, tập thể dục, giải trí, học hỏi những kỹ năng cho đời sống, sử dụng computer miễn phí….)

Mỗi trung tâm cộng đồng lớn có tạp chí giới thiệu chương trình, lịch trình, giờ giấc sinh hoạt vào mùa Xuân, Hạ…. sắp tới và cước phí ra sao, ai phụ trách, lúc nào đăng ký….. Thư viện có sách, cd, dvd, movie, nhạc…. Sách mượn bao nhiêu cũng được và phải trả lại sau 3 tuần. Thích giử lâu thì vào mạng của thư viện để bấm nút renew thêm 3 tuần nữa. Dvd chỉ được giử 1 tuần.

Nếu lười đến thư viện chọn sách, cd, dvd thì vào web chọn rồi họ sẽ gọi phone kêu mình tới lấy. Trả sách, movie…. ở địa điểm nào cũng được nhưng muốn lấy đồ ở đâu thì phải chọn địa điểm đến lấy vào lúc order. Mỗi năm thư viện mua thêm một số lượng mới bằng 1/8-1/6 số lượng sách, dvd, cd…. đang có, bởi vậy, muốn xem sách gì, movie gì hay băng ca nhạc gì đã ra mà thư viện chưa có thì họ thích lắm – họ sẽ mua ngay và mình là người đầu tiên trong cái waiting list.

Trường tiểu học dù ở phố chật chội hay ở thôn quê đều phải có sân vận động ngoài trời để học sinh tập chơi đá banh, football, dã cầu, tập chạy…. Bên trong thì có thư viện, nhà vệ sinh, sân chơi bóng rỗ hay cầu lông…. Khi giáo viên vắng mặt mà không có giáo viên thay thế thì học sinh được cho vào thư viện. Thư viện cũng mở cửa sau giờ học để học sinh đến đó làm bài, tìm sách hay tài liệu để làm bài, photcopy, sử dụng computer, internet…. Từ lớp 1 đến lớp 8, sau 30 phút ăn cơm trưa học sinh phải ra ngoài trời chơi đùa khoảng 30-35 phút, trừ khi trời đang mưa hay bão.

Nói chuyện về Canada - 1

Trường trung học (lớp 9 đến 12) tương tự như trường tiểu học nhưng mọi thứ có kích thước lớn hơn. Có cafeteria để học sinh ngồi ăn trưa, có auditorium (rạp hát) để tổ chức văn nghệ, lễ, xem phim hay hội họp lớn. Một số trường trung học có chương trình dạy nghề: thợ ảnh, sửa xe, thợ in…. Đã hơn 10 năm qua, vài ba trường trung học phải có một trường có nhà giử trẻ con. Đây là những trường mà học sinh nữ lỡ có con có thể theo học.

Học sinh phải đi học nguyên ngày, thường từ 8:30 sáng đến 3:30, bởi vậy phải mang theo cơm trưa. Nếu quên thì có thể mua thức ăn ở canteen. Trường cấp 3 nào cũng có những đội thể thao và ban nhạc. Ban nhạc thường có 20-30 thành viên được chọn ra từ hàng trăm học sinh học nhạc (đủ loại nhạc cụ) trong trường và do thầy/cô dạy nhạc làm nhạc trưởng. Mỗi năm ban nhạc trình diễn khoảng 3-5 lần cho học sinh và phụ huynh xem, thường vào buổi sinh hoạt văn nghệ giao lưu, lễ gây quỹ và lễ giới thiệu trường cho học sinh tương lai.

Vào tháng 4 hàng năm mỗi trường cấp 3 có chương trình chào đón và giới thiệu trường (vào một hay hai buổi tối) cho phụ huynh dẫn con sắp xong lớp 8 đi chọn trường. Những dịp này thầy cô hiểu trưởng hay hiệu phó, thầy cô đại diên cho bộ môn: khoa học, KH tự nhiên, nghệ thuật, thể thao đều có bài phát biểu.

Nói chuyện về Canada - 2

Học sinh volunteer hướng dẫn khách đi thăm trường, trả lời câu hỏi, trình diễn âm nhạc cho khách nghe và đại diện học sinh cũng lên phát biểu cảm tưởng về trường của mình. Những buổi lễ giới thiệu trường này có tác động đến sự chọn trường của học sinh cấp 2. Và vào ngày thứ năm và thứ sáu của tuần nghĩ hè cuối cùng, trường thường tổ chức “BBQ chào đón” cho học sinh mới (hs cấp 2) có dịp làm quen với nhau và làm quen với trường mới. Mỗi năm trường tiểu học (cấp 1 & 2) mời cha mẹ đến trường khoảng 3 lần (một lần bắt buộc phải đến) để nghe ý kiến của thầy cô về con em của mình và để cho cha mẹ tìm hiểu việc học của con cái.

Chương trình giáo dục phổ thông ở Canada không cao nhưng toàn quốc có khoảng gần 50 trường có chương trình tiêu chuẫn cao, đó là những trường trung học có chương trình IB program (International Baccalaureate). Chỉ học sinh xuất sắc mới được nộp đơn, rồi phải làm bài thi. năm lớp 9 và 10 là hai năm dự bị, năm 11 và 12 là hai năm chính thức. Học sinh nào lấy cour IB level cao thì khi lên đại học được miễn cour tương đương của năm nhất.

Nói chuyện về Canada - 3

Canada và Mỹ cùng một giống dân và có cùng văn hoá. Cả hai có cùng lịch sử phát triển giống nhau, và mọi thành tựu khoa học kỹ thuật, văn học, nghệ thuật…. luôn được san sẽ với nhau. Bởi vậy, cảnh quang ở nông thôn hay ở thành phố cũng rất giống nhau. Có thể nói, hầu hết cái gì ở Mỹ có thì ở Canada cũng có. Ngày nay, 60-80 phần trăm thương hiệu (chain store) có gốc từ Mỹ. Công ty nào của Canada làm ăn ế ẩm hay khắm khá cũng bị người Mỹ mua – việc này bắt đầu xảy ra từ thập niên 60. Tuy nhiên, giá cả ở Canada lúc nào cũng đắt hơn cho cùng một mặt hàng.

Về thương mại, 2 nước trao đối hàng năm một lượng hàng trị giá 600 tỉ US (www.state.gov) Năm 2008, Mỹ xuất lên canada 264.2 tỉ, còn Canada xuất qua Mỹ 347.9 tỉ ) và 75% hàng xuất khẩu của Canada nhập vào Mỹ. Chính vì bị lệ thuộc quân sự, kinh tế quá nhiều vào Mỹ mà Canada thỉnh thoảng bị Mỹ bắt nạt, xem như nước chư hầu hay thỉnh thoảng bị gây khó dễ cho việc nhập khẩu một số mặt hàng một cách vô lý.

Thế giới hay cho rằng Mỹ là nước tạp chủng nhất, nhưng thật ra tỉ lệ tạp chủng trong xã hội Canada còn cao hơn của Mỹ. Sự tạp chủng của Canada hiện ra rõ ràng tại mọi thành phố lớn như Toronto, Montreal, Ơttawa, Vancouver, Winnipeg. Ra đường, đi học, đi làm, vào shopping; tại downtown, ở ngoại ô, chổ nào cũng toàn là dân gốc di trú. Vài thế hệ nữa chắc sẽ rất khó bắt gặp người có bộ tóc rất blond ở ngoài đường. Tại các vùng như Toronto và Vancouver, mỗi nơi có cả chục khu phố Tàu và cả trăm khu shopping mà cơ sở thương mại của người Tàu chiếm đa số. Các trường đại học nỗi tiếng có quá nhiều học sinh gốc Tàu, Hàn, Ấn.

Nói chuyện về Canada - 4

Canada có chính sách cởi mở liên quan đến dân di trú và về truyền thống tôn giáo, ví dụ, tại tỉnh Ontario người phụ nữ Hồi giáo có quyền chụp hình bằng lái xe với bộ đồ đen truyền thống – chỉ để lộ 2 con mắt. Người đàn ông Sikh (Ấn Độ) có quyền đội turban và mang con dao “kirpan” tại mọi nơi công cộng, trường học hay cơ quan chính phủ, cũng như được quyền mặt chung với đồng phục quân đội, cảnh sát….

Tại sao Canada tôn trọng quá đáng như vậy? Tại vì ngày xưa giáo hội Công giáo, Tin Lành, Anh giáo…. có rất nhiều đặc quyền và trong hiến pháp đã có ghi rõ sự tôn trọng tuyệt đối đối với những giá trị truyền thống của các tôn giáo (đây là một đặc điểm mà xã hội Mỹ không có). Nói về việc khuyến khích bảo vệ những giá trị truyền thống của các dân tộc thiểu số (trong hệ thống giáo dục và ngoài xã hội) thì Canada cũng đã thực hiện từ cả 30 năm trước, trong khi Mỹ chỉ mới bắt đầu o bế dân di trú từ mười mấy năm qua.

Mỹ và Canada rất gần gũi về nhiều mặt, ví dụ, đây là nơi mà Tổng thống hay Thủ tướng chọn đi thăm cho chuyến xuất ngoại đầu tiên. FBI chỉ nhận nhân viên có gốc Mỹ hay Canada từ nhiều đời. Đã có lúc Canada nhờ Mỹ trông coi bầu trời và vùng biển thuộc phía bắc của đất nước, bởi vậy, cách đây 7-8 năm, Canada tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh hải, lãnh thổ phía bắc, thì Mỹ không chịu công nhận và vẫn cho tàu chiến đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương xuyên qua lãnh hải của Canada. Mỹ còn luôn dụ dỗ Canada ký vào hiệp ước cùng xây một hệ thống phòng thủ không gian cho cả hai nước.

Canada rộng lớn bao la nhưng dân số chủ yếu sống ở phía nam, tức là sống dọc theo biên giới Canada-Mỹ. Trước vụ 9-11 chỉ cần đưa ra thẻ công dân hay thẻ khai sinh (dành cho dân sinh ra ở Canada) lúc qua trạm kiểm soát ở biên giới (từ vài năm qua phải có passport nếu đi máy bay. Mới đây đi đường bộ qua biên giới cũng phải có passport). Bởi vậy, từ xưa người Canada đã có truyền thống qua Mỹ học đại học cho gần, qua bên đó làm việc kiếm tiền nhiều hơn. Ngoài ra còn có yếu tố thời tiết ấm áp hơn cũng luôn thu hút người Canada sang Mỹ sống.

Canada cũng là cửa ngõ lý tưởng để đưa lậu dân nhập cư vào đất Mỹ. Biên giới Canada-Mỹ quá dài và dọc theo biên giới có nhiều khu tự trị của người da đỏ và có nhiều khu bao trùm một khu vực rộng lớn cả trăm ngàn Km vuông, nằm cả trên đất Canada lẫn trên đất Mỹ. Băng đảng Tàu (Snakehead), thường đưa lậu người vào đất Mỹ xuyên qua một số những lãnh thổ đặc biệt này.

Mỗi năm có 20-30 ngàn người qua Mỹ, trong khi chỉ có khoảng một nữa số đó người từ Mỹ đến sống tại Canada. Bởi vậy, hầu hết nhân tài, chất xám, tài tử, ca sĩ, người có danh…. cứ chảy mãi sang Mỹ, cho dù Toronto được mệnh danh là North Hollywood và đa số các danh hài trong các show, phim…. của Mỹ đều nổi danh sau khi tham dự lễ hội “Just for laugh” tổ chức hàng năm tại Montreal. À, cậu ca sĩ nhí Justin Bieber đã vừa nam tiến.

Nói chuyện về Canada - 5

Nói về Canada thì không thể không nói về Quebec. Không phải người Anh mà là người Pháp khám phá ra vùng đất Canada này, kể thêm luôn 1/2 đất Mỹ ngày nay. Tuy nhiên, vì thua trận trong cuộc chiến tranh Anh-Pháp ở châu Âu, nên Pháp phải nhường lại vùng New France, trong đó có Quebec, cho Anh. Như vậy, Quebec đã giống như một vùng thuộc địa của Anh trong một thời gian. Chính nhà thờ đã giúp người Quebec giữ gìn tiếng Pháp, văn hoá Pháp và duy trì sự đoàn kết giữa người Pháp Quebec với nhau – người Pháp theo Công giáo còn người Anh theo Anh giáo.

Ngày nay, 80-90% công việc trong chính phủ Canada rơi vào tay người gốc Quebec, vì họ biết cả tiếng Anh lẫn Pháp – họ còn được lương cao hơn vì biết 2 ngôn ngữ chính. Luật còn qui định: “ai muốn làm chỉ huy” (superviser, team leader, manager) thì phải biết 2 ngôn ngữ. Hầu hết các tỉnh cũng đều công nhận tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của tỉnh.

Người Quebec giỏi tiếng Anh nhưng nhất quyết đòi giao thiệp bằng tiếng Pháp, bởi vậy, muốn làm ăn với Quebec hay muốn làm việc tại Quebec mà không biết tiếng Pháp thì không dễ và có rất ít cơ hội vươn lên. Vâng, họ chỉ áp dụng chiêu này với người Canada, chứ đối với người Mỹ hay ai khác thì họ khoe “hầu hết dân Quebec nói giỏi tiếng Anh”. Vâng, họ giỏi tiếng Anh thật và họ còn rất tự tin, hãnh diện với ngôn ngữ và văn hoá Pháp của họ.

Vì luật ngôn ngữ của Quebec khắt khe nên đến Quebec hiếm khi thấy bảng hiệu ghi tiếng Anh dù rằng theo luật thì ghi tiếng gì ở nơi công cộng cũng được miễn là phải nhỏ bằng nữa tiếng Pháp. Văn phòng hay công ty đăng ký làm ăn tại Quebec phải mướn người Quebec vào những chức vụ quan trọng dựa theo bản qui định và hướng dẫn của chính phủ. Đã có thời, dân gốc Anh và gốc di trú rất ngán sợ mấy ông cảnh sát ngôn ngữ viết giấy phạt hay đòi đóng cửa tiệm.

Kể ra, về mặt gành giựt công ăn việc làm, muốn đồng hoá các giống dân khác, muốn kiểm soát nền kinh tế của mình, thì người Quebec hơi chậm so với người Khmer. Ừ, người Khmer làm hơi vội đối với Việt kiều, nhưng người Khmer đã làm một cách nhanh gọn, suông sẽ vì không gặp bất kỳ một phản đối nào của người Việt. Người Quebec có thực lực nhưng họ làm chậm, họ đi từng bước một cách chắc chắn, họ cân nhắc cẩn thận giữa cái lợi và cái hại, họ thấy người Anh, Do Thái…. đoàn kết đấu tranh nên họ cũng hơi ngán. Họ còn sợ động đến cái đám tư bản Mỹ, tư bản quốc tế nữa chứ. Và, đúng vậy, mỗi lần Quebec có chính sách khó dễ mới hay có cuộc trưng cầu dân ý về việc tách ra khỏi Canada, là mỗi lần người thích tiếng Anh và công ty quốc tế lũ lượt chạy xuống Toronto. Nói chung, mọi sự đã là quá khứ vì người Canada nói tiếng Anh, Mỹ, Do Thái…. đều bỏ cuộc và thua cuộc từ khoảng 20 năm trước.

Ở Mỹ có người da đen, ở Canada có người Pháp Quebec, họ khai thác tối đa những vụ việc bị hiếp đáp trong lịch sử để đấu tranh, để đòi thêm quyền lợi: đấu tranh cho quyền thiểu số của họ tại Canada và đấu tranh cho quyền đa số của họ tại Quebec. Đa số người Quebec có tinh thần dân tộc và tinh thần xứ sở rất cao. Họ chọn phương châm cho Quebec là “Je me souviens!” Có nghĩa là “Tôi nhớ!”. Ngày nay, Quebec không chỉ được xem là một xã hội đặt thù mà còn được Thủ tướng Canada công nhận Quebec là một “quốc gia”.

Quebec rất mạnh, dứt khoát khi đối phó với sự cực đoan của tín ngưỡng hay văn hoá khác. Vâng, Quebec là nơi đầu tiên ra luật: người phụ nữ muốn được phục vụ tại những cơ sở công quyền thì phải mở khăn che mặt ra, kể cả khi đến trường. Không được che mặt, che đầu, mang dao (kirpan) khi thi đấu thể thao. Không được che mặt hay mang dao kirpan vào trường học. Ngoài ra, mọi sản phẩm trưng bày hay buôn bán tại Quebec phải có đầy đủ tin tức về nó được ghi bằng tiếng Pháp.

Nói chuyện về Canada - 6

Sau đây là nói về người Việt tại Canada. Cộng đồng người Việt ở Montreal là cộng đồng đáng nêu danh hơn cả, dù họ cũng không thoát khỏi ảnh hưởng Tàu. Người Việt ở Montreal có tiếng ham học. Cách nay 15 năm các trường đại học ở Quebec bắt đầu gạn lọc, hạn chế bớt số lượng sinh viên Việt xin học làm: bác sĩ, dược sĩ và nha sĩ, bởi vì số BS, NS, DS Việt mở văn phòng, pharmacie đã nhiều, đã đủ so với người Quebec và các chủng tộc khác, dựa theo tỉ lệ dân số – sinh viên Việt trước đây thường chỉ học loanh quanh một số ngành quen thuộc.

Theo nhạc sĩ Trường Kỳ (năm 2005), trong số khoảng 250 nhà hàng Nhật tại vùng Montreal thì người Việt làm chủ hơn 240 cái. Tôi nghĩ ông Kỳ hơi quá phóng đại, nhưng ai cũng biết là người Việt ở Montreal chuyên trị Sushi. Đây cũng là cái may cho cộng đồng Việt nam vì trước kia người Hàn, người Tàu ít chọn Quebec làm quê hương thứ hai cho tới khoảng 10 năm trở lại.

Đa số người Việt ở Montreal biết tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. Người Việt ở Montreal có thể thành công hơn người Việt ở mọi nơi khác trên thế giới vì những người đến đây đầu tiên toàn là người giỏi. Trước 4/1975 đã có 2-4 trăm sinh viên Việt Nam đang du học tại Canada (Quebec); vào năm 1975 và 1976 đã có 5600 người Việt xin đến Canada từ Mỹ và châu Âu, châu Á. Họ thuộc thành phần khá của Miền Nam: có học cao, hấp thụ văn hóa Pháp, giỏi tiếng Pháp. Hơn 90% số người thuộc đợt di cư đầu tiên này đã chọn Montreal làm quê hương thứ hai

Đợt di dân thứ nhì xảy ra vào năm 1979 và gần suốt thập niên 80. Trong số này khoảng một nữa là người Việt gốc Hoa. Từ trại tị nạn người Hoa chỉ muốn đi Toronto, nơi đã có đông người Tàu, trong khi đó, người đại diện cho Ontario trong phái đoàn Canada cũng thích nhận người gốc Hoa hơn. Thời đó Montreal nổi tiếng hơn Toronto rất nhiều đối với nước ta – ai học tiếng Pháp đều biết cuốn “Cour de Langue” nói về gia đình ông Vincent ở Montreal. Bởi vậy, người Việt thích chọn Quebec và người đại diện cho Quebec cũng có vẻ thích người Việt gốc Việt hơn – chắc tại vì họ đã có kinh nghiệm tốt với đợt người Việt đầu tiên.

Đầu thập niên 80, ở Montreal đã đông người Việt, hội chợ Tết lúc nào cũng 8-10 ngàn người tham dự, nhưng lúc đó ở Toronto ít gặp người Việt lắm, toàn Tàu Việt không à. Mỗi hội chợ Tết Toronto từ năm 85 đến 90 chỉ có vài ngàn người dự. Bây giờ, lai rai vẫn có người Việt dọn xuống Ontario từ Quebec – chắc chắn Ontario đã có đông Việt kiều hơn từ lâu. Có khoảng 160 ngàn người Việt sống tại Canada, kể luôn người gốc Hoa (chiếm khoảng một nữa): khoảng 40-60 ngàn người ở Montreal và khoảng 60-80 ngàn ở Toronto. Nên nói thêm là, sau khi rời khỏi Việt nam đa số người Tàu đổi tên thành tên la-tinh viết theo kiểu Tàu, ví dụ, Lý Minh = Lee Ming.

Canada và Mỹ có truyền thống tổ chức đám tang thật lớn cho cảnh sát hay lính cứu lửa hy sinh khi thi hành nhiệm vụ. Những nghề này lương cao, nhiều bổng lộc, nhưng ít có người Việt vì ít người đạt tiêu chuẩn: cả ngôn ngữ và cao to. Cách nay 10 tháng có chiến sĩ Vũ Phạm bị gục ngã. Suốt gần tuần lễ báo chí, TV, radio, liên tục nói về Vũ Phạm. Này nhé! Đám tang có nhiều ngàn đồng đội cảnh sát từ khắp nơi Canada và Mỹ kéo về dự. Họ mặc đồng phục và đi đứng theo đội hình với cờ quạt đủ màu sắc. Vũ Phạm sống ở thành phố nhỏ, lại đóng góp tài năng và sức lực nhiều cho cư dân địa phương, vì vậy, ai cũng thương tiếc.

Một sự mất mát, nhưng nó có thể tạo ảnh hưởng tâm lý tốt (chút ít thôi!) về người Việt, nhất là, trong quá khứ người Việt thường được báo chí “thương”. Không thương sao được khi người Việt chơi súng thật với nhau hay người Việt “trồng cỏ” bị bắt là mấy ông báo chí thoải mái vinh danh nguồn gốc Việt Nam của thủ phạm, trong khi đụng đến những sắc tộc mạnh khác thì họ không dám vì sợ bị chụp cho cái mủ kỳ thị.

 


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài