Hiện tại đã có 19 truờng hợp (Ontario 3, Quebec 15, và New Brunswick 1) nhiễm khuẩn từ Romain Lettuce – 1 loại rau diếp/xà lách đuợc bày bán và tiêu dùng rất phổ biến trong các món salad hằng ngày.
Trong số 19 truờng hợp này, có 8 nguời đã phải nhập viện và 1 nguời đang trong tình trạng suy thận – 1 dạng biến chứng xấu phát sinh từ nhiễm khuẩn E.Coli.
Bộ y tế Canada đã ra khuyến cáo yêu cầu dân cư 3 tỉnh bang Ontario, Quebec và New Brunswick ngừng tiêu thụ Romain Lettuce duới mọi hình thức. Hiện chưa có thông báo tuơng tự đến những tỉnh bang còn lại, nhưng vì “cẩn tắc vô ưu”, Thổ Địa chân thành khuyên các bạn đang sing sống tại miền tây Canada cũng nên tạm thời phòng tránh.
Ảnh minh họa
Nhiễm khuẩn E.Coli là gì?
Nói nôm na như ở Việt Nam là nhiễm khuẩn gây tiêu chảy.
Theo bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên:
“Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) là một loài thường sống trong ruột của người và động vật. Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, tuy nhiên có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh cảnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Bạn có thể bị nhiễm khuẩn E. coli do tiếp xúc với nước bẩn hoặc ăn các thực phẩm rau quả chưa rửa sạch, đặc biệt là thịt bò nấu chưa chín. Người lớn khỏe mạnh thường có thể tự hồi phục trong vòng một tuần khi nhiễm E. coli O157: H7. Tuy nhiên trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai khi nhiễm loài E. coli này có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận.”
Các triệu chứng phổ biến:
– Chóng mặt
– Buồn nôn
– Đau đầu
– Sốt nhẹ
– Đau bụng quặn thắt
– Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, đôi khi kèm theo máu trong phân
Thủ phạm của trận dịch lần này chính là E. coli O157 – loại khuẩn dễ gây biến chứng nặng nhất.
Các triệu chứng nhiễm khuẩn E. coli nặng bao gồm:
– Nước tiểu có máu;
– Giảm lượng nước tiểu;
– Da nhợt nhạt;
– Xuất hiện những vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm;
– Mất nước.
Romain lettuce có thể đuợc giữ tuơi trong 5 tuần, với khoảng thời gian này, vi khuẩn hoàn toàn có khả năng sinh sôi và lây lan sang các thực phẩm tuơi đuợc lưu trữ trong tủ lạnh của bạn. Vì vậy, hãy dọn dẹp lại tủ lạnh của mình, luôn rửa tay bằng nuớc ấm trong 20 giây trước và sau khi nấu.
Khi bị nhiễm khuẩn, hãy đảm bảo cơ thể mình ko bị mất nuớc .Những triệu chứng cơ bản thuờng sẽ tự biến mất sau 5 đến 10 ngày. Trong truờng hợp nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn nặng, hãy gặp bác sỹ ngay để đuợc huớng dẫn xử lý. Bảo hiểm y tế theo dạng tỉnh bang (MSP) bao gồm cả phí khám bác sỹ và cấp cứu + điều trị khẩn cấp trong bệnh viện, đừng chần chừ hay tiếc tiền mà để tính mạng của các bạn bị đe doạ nha.
Thông tin thú vị dành cho các bạn yêu khoa học
Ngày hôm nay, CTV thông báo các nhà nghiên cứu tại truờng Western University (London, Ontario) đã thiết kế thành công 1 công cụ dùng để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn E. coli O157 cho ra kết quả chỉ trong vài giờ (so với vài ngày như các cách kiểm tra thông dụng hiện có). Que thử E.Coli hoạt động rất đơn giản, giá thành rẻ và có thể sử dụng tại nhà. Thêm 1 minh chứng cho ngành khoa học tiên tiến của Canada!
ĐỪNG NGỘ NHẬN TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY KHI UỐNG SỮA TƯƠI VỚI NHIỄM KHUẨN E.COLI NHÉ!!!!!
Sữa Canada cũng như sữa ở tất cả mọi nơi khác trên thế giới, ko có gì lạ đâu, mọi nguời đừng nghi oan tội nghiệp cho Canada lắm ạ.
Khi bạn uống sữa, thành phần lactose có thể khiến cho bạn bị tiêu chảy dạng nhẹ do cơ thể phản ứng vì ko thích nghi đuợc với chất này. Tình trạng này khá phổ biến với nguời Châu Á, đặc biệt là những bạn ko quen uống sữa tuơi.
Lactose là một dạng đường (sugar) có trong sữa động vật. Lactose khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một enzyme có tên là Lactase (chất giúp tiêu hoá – có trong thành ruột non của chúng ta). Vì thế, không hợp với Lactose (Lactose intolerance) thật ra là vì trong cơ thể chúng ta thiếu enzyme Lactase để biến hóa Lactose thành ra hai loại đường truớc khi được tiêu hoá.
Thông thường, một người bị chứng không hợp Lactose có thể uống khoảng 100ml-200ml sữa (chứa khoảng 5g-10g Lactose) mà vẫn không có triệu chứng gì. Bạn có thể microwave/đun sữa lên cho nóng trước khi uống nếu chưa quen uống sữa lạnh, sẽ giảm nguy cơ đau bụng vào mùa đông.
Chỉ khi nào tiêu chảy nhiều lần kèm theo cảm giác buồn nôn, các bạn mới có khả năng cao đã bị nhiễm khuẩn rồi nhé!
Nguồn:
https://www.canada.ca/…/outbreak-ecoli-infections-linked-ro…
https://hellobacsi.com/benh/nhiem-khuan-e-coli/
https://www.mayoclinic.org/…/l…/symptoms-causes/syc-20374232
https://www.ctvnews.ca/…/canadian-researchers-invent-quick-
Bài viết được dịch và tổng hợp bởi Thổ địa Vancouver