Xoay quanh cáo buộc Trung Quốc tấn công chuỗi cung ứng của các công ty Mỹ thông qua nhà sản xuất máy chủ Supermicro, Facebook và Apple thừa nhận họ từng là nạn nhân của phần mềm độc hại trên máy chủ SuperMicro.

425 1 Apple Facebook Xac Nhan La Nan Nhan Phan Mem Doc Hai Tren May Chu Supermicro

Mặc dù Amazon và Apple đã lên tiếng bác bỏ thông tin này, tờ Mashable cho biết cả Facebook và Apple đều thừa nhận rằng họ từng tìm thấy phần mềm độc hại trên các máy chủ Supermicro của họ.

Facebook cho biết họ đã được cảnh báo về việc máy chủ có phần mềm bị xâm nhập vào năm 2015. Đề cập đến “một số lượng nhất định phần cứng Supermicro” được sử dụng “cho mục đích thử nghiệm trong phòng thí nghiệm”.

Nói cách khác, cuộc tấn công chỉ tác động đến phần mềm trong phòng thí nghiệm chứ không ảnh hưởng đến người dùng Facebook. Tuy nhiên, tờ Mashable nhận định đây không hẳn là một tin tốt đối với một công ty vừa xảy ra bê bối dữ liệu cá nhân ảnh hưởng đến 50 triệu người dùng.

Về phía Apple, công ty này cho biết họ đã phát hiện phần mềm độc hại trên một máy chủ duy nhất trong năm 2016. Điều này không mâu thuẫn với tuyên bố của Apple bác bỏ thông tin của Bloomberg rằng họ bị tấn công phần cứng.

Apple cho biết phần mềm độc hại là lý do họ ngưng sử dụng máy chủ của Supermicro chứ không phải con chip gián điệp như Bloomberg đề cập.

Tờ Mashable kết luận, việc Facebook và Apple xác nhận từng bị tấn công bởi phần mềm độc hại khẳng định một sự thật về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xâm phạm an ninh Mỹ, điều mà chính phủ Trung Quốc đang phủ nhận.

Câu hỏi đặt ra lúc này là mức độ vi phạm, và liệu có hay không một lý do khiến cả Amazon và Apple phải bác bỏ “cuộc tấn công của những con chip”, nhà báo Rachel Kraus đặt nghi vấn.

Nguồn: Dkn.tv


© 2025 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài