Trong khi đó, ở chiều ngược lại, chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ đã tăng trưởng ấn tượng, gấp 4,57 lần từ mức 9.500 điểm lên 43.450 điểm.
Sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán Nga được xem là hậu quả trực tiếp của tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, bắt nguồn từ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina.
Tỷ lệ lạm phát của Nga hiện đang dao động ở mức 8,5-9% mỗi năm, trong khi lãi suất ngân hàng đã đạt mức 21%/năm, và nhiều khả năng sẽ tăng lên 25%/năm trong thời gian tới.
Đồng ruble Nga cũng ghi nhận mức mất giá kỷ lục, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế vốn đang kiệt quệ.
Trong bối cảnh những thách thức kinh tế mà Moskva phải đối mặt trong năm qua, quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với hàng chục ngân hàng của Liên bang Nga mà chính phủ Mỹ đưa ra ngày 21/11 đã làm trầm trọng thêm khó khăn của nền kinh tế nước này.
“Năm 2025 sẽ là thời điểm của sự thật”, Vladimir Milov, một chính trị gia từng là cố vấn kinh tế cho chính phủ Liên bang Nga vào đầu những năm 2000, nói với báo The Kyiv Independent.
Theo Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang Nga (RosStat), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 3,6% vào năm 2023, nhờ vào làn sóng bùng nổ chi tiêu quân sự.
Dự báo kinh tế Liên bang Nga sẽ tăng trưởng từ 3,5 - 4% trong năm 2024, nhưng có thể chậm lại, chỉ đạt 0,5 - 1,5% vào năm 2025, theo Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga.
Trước những thách thức chồng chất, câu hỏi được đặt ra là:
Nước Nga dưới thời Tổng thống Putin sẽ còn trụ vững được bao lâu nữa?