Ngày 22.9 vừa qua qua hình ảnh vệ tinh, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat, "quỷ Satan" thường được các chuyên gia gọi là "tên lửa hủy diệt thế giới", đã phát nổ trên Silo hầm phóng khi chưa kịp bay đi tại sân bay vũ trụ Plessetsk phía bắc Moskwa. Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn ca ngợi RS-28 Sarmat là “vũ khí thần kỳ” có một không hai trên Thế giới.
Thực tế lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat (Satan) là không đáng tin cậy và nguy hiểm cho nước Nga.
Cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân gần đây của Putin không chỉ thất bại mà cả hệ thống tuyên truyền của ông thất bại thảm hại. Vụ tên lửa chưa bắn đã nổ như đã nổ vào cái miệng của nhà độc tài Putin.
Hình ảnh tên lửa RS-Sarmat "Satan" Nga nổ tung khi vừa ra khỏi Silo tại Plessetsk
Thời hạn hiệu lực của vũ khí hạt nhân rất ngắn, thường chỉ khoảng mười năm, và nếu để 20 năm thì chắc chắn số vũ khí trong kho nếu không được bảo quản tốt sẽ trở nên vô dụng. Vật liệu và bộ phận thiết bị bên trong vũ khí hạt nhân phải được cập nhật bão dưỡng liên tục để đảm bảo sử dụng bình thường và cái giá phải trả cho bảo trì vũ khí hạt nhân là rất cao.
Chỉ trong 10 năm qua Mỹ đã phải chi phí bão trì cho hơn 5000 đầu đạn hạt nhân và các phương tiện như bệ phóng phi cơ tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân 600 tỷ USD. Tuy nhiên với chi tiêu quân sự của Mỹ hàng năm là 700-800 tỷ USD/năm không phải vấn đề lớn nhưng đối với Nga chi tiêu quân sự từ 50-60 tỷ USD/năm là một vấn đề rất lớn.
Cái thời kỳ mà binh lính Liên Xô mang từng sô nhựa đi nhặt khoai tây ngoài đồng ruộng kiếm sống hay chạy xe tắc xi quanh đường phố kiếm từng đồng Rupe nuôi vợ con (Cựu điệp viên KGB, Tổng thống Nga Wladimir Putin đã từng chạy xe tắc xi kiếm sống sau khi Liên Xô sụp đổ) thì các bệ phóng tên lửa, giếng tên lửa Silo, các tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô phần đa ngừng hoạt động và trực tiếp bị bỏ lại tại chỗ trong cảng mà không được xử lý, hoen rỉ theo thời gian.
Một số đã tiến hành tháo dỡ sơ bộ, theo cách gọi người Việt bán đồng nát lấy sắt vụn, tháo dỡ các lò phản ứng hạt nhân và cất giữ các thanh nhiên liệu hạt nhân một cách tập trung mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ hay xử lý nào. Ngay cả Mỹ và các nước Phương Tây phải chi phí hàng tỷ USD cho Nga xử lý "đồng nát" từ vũ khí Liên Xô trong đó có cả vũ khí hạt nhân để bảo vệ môi trường.
Như vậy khẳng định rằng Nga hiện giờ "không có vũ khí hạt nhân" hoặc có cũng không đáng sợ như hệ thống tuyên truyền Nga. Bởi tất cả chỉ là "đồng nát" chưa bắn đả nổ. Nga sử dụng vũ khí hạt nhân của Liên Xô bây giờ chả khác gì tự bắn vào chân mình.
Giới lãnh đạo quân sự Nga thì tham nhũng khủng khiếp trắng trợn, đục khoét vơ vét tiền chi phí quân sự, biến kinh phí quốc phòng thành một thùng rỗng tuếc. Ngay cả lúc này Nga đang trong giai đoạn chiến tranh với Ukraina mà nhiều tướng lĩnh trong đó có cả tướng chỉ huy hậu cần tham nhũng hàng tỷ USD bị khởi tố bắt giữ thì nói gì đến giai đoạn thời hậu Soviet.
Ngay cả nhiều dự án tung hô như xe tăng T-14 Armata, phi cơ tàng hình thế hệ 5 SU-57 thiếu kinh phí cũng chỉ sản xuất được vai ba chiếc Prototip thì Nga còn tiền đâu chi vào mấy bệ phóng tàu ngầm mang VHHN, ẩn giấu dưới lòng đất và để duy trì thì nó thì phải trả số tiền quá đắt đỏ như phần trên đã nói, vậy nên Nga để nó tự hoen rỉ mục nát.
Tổng thư ký mới của NATO Mark Rutte đã đáp trả vụ đe dọa hạt nhân của Putin một cách rất thẳng thắn.
Ông nói, các thành viên NATO không nên sợ hãi trước các mối đe dọa hạt nhân do Điện Kremlin đặt ra nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine . Và ông nói, các cuộc tập trận hạt nhân bắt đầu vào tuần tới sẽ chứng tỏ sự sẵn sàng ứng phó với những mối đe dọa như vậy.
Do trước đó, Putin đề xuất điều chỉnh học thuyết hạt nhân để “sự xâm lược” từ phía một quốc gia phi hạt nhân với sự hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân sẽ được coi là một cuộc tấn công chung nhằm vào Nga.
Theo ông ta, cũng cần làm rõ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nhận được “thông tin đáng tin cậy” về vụ phóng ồ ạt vũ khí tấn công hàng không vũ trụ, như máy bay chiến lược, tên lửa hành trình, phương tiện siêu thanh và máy bay không người lái, nhằm vào các mục tiêu ở Nga.
Rutte nói: “NATO rất mạnh. Chúng ta có thể chống lại bất kỳ kẻ thù nào. Chúng tôi có mọi thứ cần thiết để đảm bảo an ninh của NATO và chống lại mọi mối đe dọa. Và chúng tôi sẽ không bao giờ bị đe dọa bởi các nước ngoài NATO đang cố gắng đe dọa chúng tôi. Điều này thật vô ích, tốt nhất hãy để ông ấy [Putin] ngừng làm việc này”.
Giữa những mối đe dọa hạt nhân mới từ Moscow, NATO sẽ bắt đầu cuộc tập trận hạt nhân thường niên vào tuần tới. Cuộc tập trận sẽ do Bỉ và Hà Lan cầm đầu và sẽ có sự tham gia của 2.000 binh sĩ, 8 căn cứ quân sự và 60 máy bay từ 13 quốc gia có khả năng mang đầu đạn hạt nhân như máy bay tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning (tie chớp), F-22 Raptor (chim ưng ăn thịt), Eurofight Typhon, và máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tầm xa B-52 Stratofortress.
Khi được hỏi cuộc tập trận sẽ gửi thông điệp gì tới Điện Kremlin, Rutte nói: “Điều rất quan trọng là chúng tôi kiểm tra và tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Chúng tôi cũng đã nói rõ với đối thủ rằng chúng tôi sẵn sàng đáp trả bất kỳ mối đe doạ nào.
Trích theo bài viết của tác giả Phó Đức An