Dân số đông và biến đổi khí hậu có thể là nhân tố thúc đẩy hàng trăm triệu cư dân Trung Quốc xuống miền Nam để tránh nóng, theo phân tích của tác giả Jamie Seidel tờ News.com của Úc.

425 1 Noi So Chet Vi Nong Buoc Tq Di Cu Xuong Mien Nam

Khoảng 400 người đã tạm trú tại một trạm tàu điện có điều hòa tại Thượng Hải để tránh đợt sóng nhiệt vào 2013

Tác giả còn mạnh bạo cho rằng, đây có thể chính là lý do "Trung Quốc rất quan tâm đến Biển Đông".

Theo một báo cáo mới công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các đợt sóng nhiệt chết người sẽ càn quét khắp miền bắc Trung Quốc trong vòng 50 năm. Nếu không di cư, 400 triệu người dân ở đó chỉ có vài giờ để sống.

Báo cáo cho biết chi tiết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với vùng Bình nguyên Hoa Bắc, bao gồm các siêu đô thị Bắc Kinh và Thiên Tân.

Khu vực này từng là những cánh đồng màu mỡ mênh mông giờ là những nơi có mật độ dân cư đông nhất trên Trái đất.

"Địa điểm này sẽ là điểm nóng nhất cho các đợt sóng nhiệt (heatwave) chết người trong tương lai, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu," giáo sư MITat Elf Eltahir, tác giả chính của báo cáo nói với kênh news.com.au.

Nhiệt độ + độ ẩm = chết người?

425 2 Noi So Chet Vi Nong Buoc Tq Di Cu Xuong Mien Nam

Nhiều người dân Thượng Hải nằm la liệt bên bờ sông để giải nhiệt khi thành phố này có đợt nắng nóng kỉnh lục vào năm ngoái.

Trong 50 năm, các nhà khoa học dự báo rằng ngay cả trong bóng râm, nhiệt độ và độ ẩm xung quanh vẫn có thể sẽ giết chết con người trong vòng sáu giờ.

Vì vấn đề không chỉ là ở nhiệt độ mà còn là lượng ẩm trong không khí quyết định liệu cơ thể có thể hạ nhiệt hay không.

Khái niệm này được gọi là nhiệt độ 'bầu ướt' (wet-bulb).

Khả năng chịu được nhiệt của cơ thể con người phụ thuộc vào khả năng thoát mồ hôi và thông qua sự bốc hơi làm mát da.

Độ ẩm cao có nghĩa là không có không gian trong không khí thoát lượng mồ hôi đó đi và nó sẽ cứ bám vào cơ thể, khiến cơ thể cứ tiếp tục nóng lên.

"Điều này tạo ra một tình trạng gọi là 'độc tính tế bào nhiệt' gây hại cho nhiều cơ quan nội tạng," Nhà nghiên cứu Đại học Hawaii, Camilo Mora nói với AFP.

"Nó giống như bị cháy nắng, nhưng bên trong cơ thể."

Báo cáo của tờ Nature Communications cho biết với các điều kiện thời tiết hiện tại thì tình trạng 'nhiệt độ bầu ướt' có thể xảy ra vào 2070.

Trung Quốc đang 'nóng lên rất nhanh'

Tình trạng thời tiết khí hậu ở miền Bắc Trung Quốc nhiều năm qua đang đi theo chiều hướng xấu.

425 3 Noi So Chet Vi Nong Buoc Tq Di Cu Xuong Mien Nam

Người dân Trung Quốc đổ xô đến một công viên nước ở một tỉnh phía Tây Nam để giải nhiệt

Theo các dữ liệu khí tượng, từ 1970, các đợi sóng nhiệt đã trở nên gay gắt hơn và thường xuyên hơn. Từ năm 1990, tần suất sóng nhiệt gia tăng nhanh chóng.

Theo báo cáo, nhiệt độ trung bình ở vùng Bình nguyên Hoa Bắc tăng 1,35 độ C so với nhiệt độ được ghi nhận vào thập niên 1950.

Nhiều thành phố lớn của Trung Quốc đã và đang chịu ảnh hưởng.

Vào năm 2013, nhiệt độ ở thành phố Thượng Hải đạt mức kỷ lục trong 141 năm qua, khiến hàng chục người chết.

Thêm vào đó, khu vực này đang trải qua tình trạng biến đổi khí hậu với tốc độ gấp đôi những nơi còn lại trên thế giới.

Viễn cảnh 2070?

Các đợt sóng nhiệt chết người kết hợp với tình trạng nhiệt độ bầu ướt có thể sẽ quá giới hạn chịu đựng của những người nông dân, Giáo sư Eltahir nói.

425 4 Noi So Chet Vi Nong Buoc Tq Di Cu Xuong Mien Nam

Nhiều nông dân sẽ không thể làm việc trong đợt sóng nhiệt, hoặc thậm chí sẽ chết vì đột quỵ trong vài giờ và sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm.

Vào những năm 2070, nhiều người nông dân sẽ chết vì đột quỵ do nhiệt trong vòng sáu giờ, dù họ đang nghỉ ngơi trong bóng râm hay không.

Các điều kiện trong các thành phố sẽ khủng khiếp nhưng có thể sống được nếu có điều hòa không khí.

Nhưng nguồn cung cấp thực phẩm sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Và điều kiện sống sẽ không thể bảo đảm.

Khoảng 400 triệu người có thể bị buộc phải di cư đến nơi khác để có khí hậu mát lạnh hơn.

Bản báo cáo kết luận: "Trung Quốc hiện là nước thải ra nhiều khí thải tạo hiệu ứng nhà kính nhất trên thế giới, với những tác động nghiêm trọng đến dân số của chính mình: Việc tiếp tục mô hình xả thải hiện tại có thể hạn chế khả năng sinh sống của khu vực đông dân nhất ở quốc gia đông dân nhất trên trái đất."

Nguồn: BBC


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài