Các đợt tấn công đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào vùng đông bắc Syria đã gặp phải sự phản ứng đồng loạt của dư luận quốc tế.

Chiến dịch "mùa xuân hòa bình" của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu lúc 16 giờ chiều ngày 9/10 (giờ địa phương) với các cuộc không kích và pháo kích vào miền bắc Syria. Trong 9/10 qua, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu cuộc tấn công trên mặt đất vào các vị trí của lực lượng người Kurd ở khu vực phía đông Euphrates của Syria.

425 1 Tan Cong Syria Tho Nhi Ky Bi Len An Manh Me

Ảnh:  CTV News

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chỉ nhắm vào những kẻ khủng bố, vị trí, hầm ngầm, kho vũ khí và phương tiện giao thông như chiến dịch “Nhành ô lưu” do nước này phát động tháng 8/2016. Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh sẽ cẩn thận để đảm bảo rằng dân thường, các di tích lịch sử, văn hóa và tôn giáo, cơ sở hạ tầng và các yếu tố của các quốc gia thân thiện và đồng minh không bị tổn hại.

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, hàng nghìn người dân ở các thị trấn Syria giáp Thổ Nhĩ Kỳ đã rời bỏ nhà cửa đi sơ tán. Hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) cho biết, cuộc pháo kích dữ dội của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhằm vào các cơ sở hạ tầng ở thành phố Ras Al-Ain, căn cứ của Lực lượng dân chủ Syria ở thị trấn Ain Issa phía bắc Raqqa.

Theo các nguồn tin tới đêm qua ít nhất 3 người dân Syria đã thiệt mạng, hàng chục người bị thương trong đó có 4 trẻ em ở thị trấn Darbasiyah phía tây bắc tỉnh Al-Hasakah của Syria. Lực lượng người Cuốc cũng đã bắn 6 quả rocket vào trung tâm thành phố biên giới Nusaybin của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến dịch quân sự này của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị dư luận lên án mạnh mẽ.

Đảng Dân chủ cánh tả đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ lên án hành động quân sự này và cho rằng cuộc tấn công này vì mục đích chính trị. Đảng Dân chủ cánh tả đối lập kêu gọi tất cả công dân chống lại cuộc chiến này.

Cùng ngày, các nước Arab như Saudi Arabia, Ai Cập, UAE, Ba-ranh, Lebanon và Liên đoàn Arab đã chỉ trích mạnh mẽ hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng đây là sự xâm lược, tấn công chủ quyền lãnh thổ quốc gia Saudi Arabia, đe dọa đối với hòa bình và an ninh khu vực. Hành động này trái với các quy tắc của luật pháp quốc tế.

Các nước Arab cho rằng bất kể với lý do nào hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ tác động tiêu cực đến an ninh và ổn định của khu vực, đặc biệt là làm suy yếu các nỗ lực quốc tế trong cuộc chống khủng bố, phá vỡ tiến trình chính trị ở Syria. Dự kiến, Liên đoàn Arab sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào thứ Bảy tới ở cấp bộ trưởng ngoại giao để thảo luận về sự xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria.

Iran phản đối bất kỳ sự xâm lược nào của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria, nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Iran cho rằng hành động này chỉ làm phức tạp tình hình trong khu vực và tạo ra một làn sóng tị nạn mới cũng như gia tăng khủng bố.

Nga - đồng minh của chính quyền Syria, nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, không gây nguy hiểm cho những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế, tập trung vào việc bảo vệ thường dân ở phía đông bắc Syria, cũng như sẽ tổ chức phiên họp kín về Syria trong ngày 101/10. Phiên họp sẽ được tổ chức theo yêu cầu của các thành viên châu Âu - Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Ba Lan.

Theo người phát ngôn của Liên Hợp Quốc Farhan Haq, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đang “rất quan ngại” về diễn biến mới nhất ở khu vực đông bắc Syria và nhấn mạnh rằng bất kỳ hoạt động quân sự nào cũng phải hoàn toàn tôn trọng Hiến chương của Liên Hợp Quốc và luật nhân đạo quốc tế. Ông Farhan Haq khẳng định cần phải bảo vệ các người dân thường và các cơ sở hạ tầng ở Syria.

Trong phản ứng tương tự, Liên minh Châu Âu đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng hoạt động quân sự và kêu gọi các bên kiềm chế, đồng thời cảnh báo hành động này sẽ làm trầm trọng thêm sự khổ cực cho dân thường.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng gây ra sự bất ổn hơn nữa ở khu vực.

Tại Mỹ, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, tuyên bố quốc hội nước này sẽ buộc chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phải trả giá đắt vì hành vi tấn công nhằm vào người Kurd trên đất Syria.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Van Hollen của đảng Dân chủ cho biết các nghị sĩ lưỡng đảng đang chốt lại dự luật cấm vận kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara khởi động chiến dịch mới nhất của họ./.

Nguồn: VOV.VN


© 2025 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài