Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba khẳng định NATO không mệt mỏi vì chiến sự ngay cả khi các cuộc giao tranh vẫn chưa dứt hay nguồn cung cấp vũ khí bị đình trệ.

1 Ukraine Khang Dinh Nato Khong Met Moi Vi Chien Su

Các nước nhỏ EU có thể gặp khó nếu khối này ngừng chương trình hỗ trợ chung cho Ukraine - Ảnh: POLITICO

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn chưa có dấu hiệu mệt mỏi vì chiến tranh, đồng thời giữ vững cam kết hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột tại nước này.

Trả lời Hãng tin AP hôm 29-11, ông Kuleba cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có những “tính toán sai lầm” trong việc duy trì lực lượng tại Ukraine.

Cũng theo AP, NATO là một tổ chức không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine nhưng nhiều thành viên trong khối liên minh chính trị này vẫn chuyển vũ khí, đạn dược cho Kiev trên tinh thần cá nhân hoặc các thành viên cộng tác với nhau.

Tuy nhiên, việc cung cấp đạn dược và thiết bị quân sự cho Ukraine dường như đã trở thành một thách thức khi kho vũ khí quốc gia của một số nước đang cạn kiệt dần.

Trả lời báo Politico hôm 29-11, Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis cho biết các nước nhỏ thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ gặp khó khăn tài chính trong việc hỗ trợ cho Ukraine, nếu liên minh này dừng kế hoạch tài trợ vũ khí và đạn dược chung cho Kiev.

Theo giới chức EU, tương lai của quỹ hỗ trợ Ukraine chung của EU đang rơi vào tình trạng bấp bênh.

Nguyên nhân tình trạng này đến từ gói hỗ trợ mới trị giá 20 tỉ euro cho Kiev trong vòng bốn năm tới của EU theo Cơ chế hòa bình châu Âu (EPF) vẫn chưa được giải quyết vì sự phản đối của Hungary.

Trước đó, Hungary đã bày tỏ phản đối để EU giải ngân đợt viện trợ quân sự tiếp theo theo EPF cho Ukraine, với lý do liên quan việc Ukraine đưa ngân hàng lớn nhất Hungary OTP vào "danh sách các nhà tài trợ chiến tranh quốc tế".

Thủ tướng Hungary Viktor Orban dự định sẽ làm rõ vấn đề về gói hỗ trợ này tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU trong tháng 12 tới.

Chính điều đó đã thúc đẩy một số quốc gia thuộc EU cân nhắc tìm cách giải quyết vấn đề của Budapest, cũng như nỗ lực duy trì dòng viện trợ đến Kiev, bao gồm cả viện trợ tài chính trực tiếp thông qua các thỏa thuận song phương, thay vì thông qua những cơ chế chung của EU như EPF.

“Nếu EPF không còn được tiếp tục, các nước nhỏ như nước chúng tôi sẽ càng có ít khả năng hỗ trợ cho Ukraine hơn so với những nguồn lực mà ban đầu chúng tôi có”, Ngoại trưởng Lithuania cho biết.

Ông Landsbergis nhấn mạnh Lithuania sẵn sàng hỗ trợ điều chỉnh đối với EPF để khiến những thành viên “nhỏ" có thể dễ chấp nhận tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine hơn.


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài