Kể từ khi ra đời vào tháng 10/2013 với sáng kiến của Tập Cận Bình và do Trung Quốc “đứng cái” cho đến nay, đã chứng minh những cảnh báo về cạm bẫy thâm độc do Trung Quốc giăng ra mà không ít quốc gia đã phải trả giá vô cùng đắt, hoặc không thể rút chân ra khỏi nó. Ngay cả báo chí và truyền thông Việt Nam cũng đã nhiều lần đề cập đến sự nguy hiểm đó.

1 Vanh Dai Va Con Duong The Gioi Canh Bao Va Canh Giac Voi Bay No Va Tham Nhung

Trích từ Báo điện tử Tổ quốc: “Thách thức lớn nhất là bẫy nợ"

Các dự án BRI là các chương trình đầu tư của Trung Quốc. Lãi suất dao động tùy vị trí địa lý-chiến lược, tức là tầm quan trọng của dự án quốc gia đối với Trung Quốc và năng lực đàm phán của các nước gọi đầu tư, với mức lãi suất được biết đến từ 2,5% - 6,5%.

Có vay ắt có trả. Nhiều quốc gia đến hạn không trả được nợ, phải gán nợ cho Trung Quốc bằng chính công trình đầu tư BRI. Tình trạng này phổ biến ở châu Phi, Nam Á và Nam Âu.

Vụ tai tiếng lớn nhất được biết đến là Sri Lanka:

Sau một thời gian chật vật vì không trả được khoản nợ 1 tỷ USD vay doanh nghiệp Trung Quốc 7 năm trước để mở rộng cảng Hambantota, cuối tháng 12/2017, Chính phủ Sri Lanka rốt cuộc đã chính thức bàn giao quyền sử dụng cảng biển chiến lược này cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê thời hạn 99 năm.

Bất kể việc Sri Lanka khẳng định Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng cảng Hambantota vào mục đích dân sự, nhưng bản hợp đồng cho thuê cảng chiến lược này của Sri Lanka vẫn khiến các nước trong khu vực lo ngại về vấn đề an ninh biển. Năm 2014, tàu ngầm Trung Quốc đã đột ngột xuất hiện ở cảng lưỡng dụng này.

Đoạn đường sắt cao tốc nối Bò Tèn (giáp biên giới Trung Quốc) với Viên Chăn dài 414,3 km, chủ yếu phục vụ kết nối Tây Nam Trung Quốc với Đông Nam Á; Lào đầu tư 30%, thanh toán bằng cách để Trung Quốc khai thác các mỏ khoáng sản. Nhưng đường bộ cao tốc Bò Tèn-Viên Chăn khởi công đầu tháng 4 năm nay, Lào không phải thế chấp gì, chỉ nắm 5% cổ phần.

Malaysia nếu không kịp thời xuất hiện chính phủ Mahathir sau cuộc bầu cử ngày 9/5, nước này sẽ cùng Lào, Campuchia rơi vào bẫy nợ.

Chỉ tính riêng 11 dự án ký dưới thời chính phủ Rajib Razak liên quan BRI, nước này đã vay của Trung Quốc 134 tỷ USD, góp phần đưa nợ công của Malaysia lên 80,3% GDP.

Thách thức thứ hai là tham nhũng và kém hiệu quả

Theo một luật không thành văn, các khoản đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài được phép dùng 30% tổng kinh phí để “bôi trơn” dự án.

Chính phủ Mahathir đã chịu trả phạt để hủy một số dự án “tiền không sinh ra tiền”.

Ở nước ta, có một dự án tuy không nằm trong phạm vi BRI, nhưng có thể cho thấy thực trạng vay và trả đối với các dự án cơ sở hạ tầng. Đó là tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,05km có tổng mức đầu tư ban đầu của dự án từ 552 triệu USD đến nay đã tăng lên 891,92 triệu USD, tính ra 68,6 triệu USD/km.

Mỗi năm, Việt Nam phải trả nợ Trung Quốc ít nhất 650 tỷ đồng tiền vay cho tuyến đường sắt này.” - Hết trích.

Link nguồn: https://toquoc.vn/vanh-dai-va-con-duong-the-gioi-canh-giac-voi-bay-no-va-tham-nhung-99236776.htm

Sự thâm độc của Sáng kiến này nằm ở chỗ gia tăng lợi ích cho những chính quyền tham nhũng, và vắt kiệt sức người dân ở đó để trả lãi. Chính vì vậy mà nó vẫn được không ít các quốc gia tham gia. Tất nhiên tuyệt đại đa số là các quốc gia nghèo hoặc nạn tham nhũng tràn lan.

Không chỉ vậy, khi biến quốc gia đối tác thành con nợ không thể thoát được mình, Trung Quốc không chỉ thao túng chính trị quốc gia đó mà còn áp lực để buộc quốc gia đó phải thoả hiệp về chủ quyền lãnh thổ, hoặc nhượng bộ những vị trí chiến lược cho Trung Quốc

Duy nhất 1 quốc gia phát triển là Ý, thuộc G7 tham gia và họ đã trải nghiệm, chứng kiến và hiểu rõ về bản chất của nó. Vì vậy, Ý đã quyết định rời khỏi nó khi Hiệp định kết thúc vào tháng 3/2024

Cũng đã từng có một số quốc gia tự tin sẽ kháng được những âm mưu, thách thức của nó để tận dụng được nguồn vốn cho phát triển đất nước.

Nhưng với sức mạnh về quyền lực chính trị quốc tế, cùng với ngoại giao “sói lang” của Trung Quốc đã đè bẹp tất cả những sự tự tin đó. Và cái giá mà các quốc gia đó phải trả chính là mồ hôi, nước mắt và sức lực của người dân ở đó.

Lê Xuân Nghĩa


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài


Deprecated: htmlspecialchars(): Passing null to parameter #1 ($string) of type string is deprecated in /var/www/vhosts/tapchicanada.com/httpdocs/modules/mod_search/mod_search.php on line 44