Mới đây, mạng xã hội lan truyền bài viết của tờ China Daily đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là 'phong cách Trung Quốc' khiến nhiều người phẫn nộ.

Mặc dù bộ sưu tập đến từ thương hiệu Ne Tiger (Trung Quốc) đã được giới thiệu trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân - Hè 2019 vào tháng 10.2018 song sự việc vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ công chúng.

425 1 Bao Trung Quoc Goi Non La Ao Dai Viet Nam La Phong Cach Trung Quoc

Loạt trang phục giống hệt áo dài, nón lá của nhà mốt Trung Quốc khiến nhiều người Việt phẫn nộ

Trong bài viết được China Daily đăng tải, người đọc dễ dàng nhận thấy hàng loạt thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam từ kiểu dáng, họa tiết đến các phụ kiện đi kèm mang đậm dấu ấn văn hóa Việt như nón lá hay mấn đội đầu. Nhiều người Trung Quốc vẫn xem đây là “sườn xám” cách tân song có thể thấy hai loại trang phục này khác nhau về kiểu dáng, chiều dài tà áo cũng như cách kết hợp với các phụ kiện.

Đáng nói hơn, trang báo kể trên đề cập đến loạt thiết kế này với tiêu đề: Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Cụm từ “Chinese style” (Phong cách Trung Quốc) khiến không ít người Việt phẫn nộ vì trang báo trên mặc định những trang phục này đều là phong cách của Trung Quốc. Nhiều người lo lắng cũng như không khỏi phẫn nộ với các "sáng tạo" từ nhà mốt xứ Trung và gọi đó là hành vi “ăn cắp văn hóa”.

425 2 Bao Trung Quoc Goi Non La Ao Dai Viet Nam La Phong Cach Trung Quoc

425 3 Bao Trung Quoc Goi Non La Ao Dai Viet Nam La Phong Cach Trung Quoc

425 4 Bao Trung Quoc Goi Non La Ao Dai Viet Nam La Phong Cach Trung Quoc

425 5 Bao Trung Quoc Goi Non La Ao Dai Viet Nam La Phong Cach Trung Quoc

Loạt trang phục gây tranh cãi của nhà mốt Trung Quốc

Trang Xinhuanet lý giải về các thiết kế của Ne Tiger lấy cảm hứng từ trang phục thời Minh và sườn xám thời nhà Thanh sau đó kết hợp với các phụ kiện khác nhau như quần dài, mấn, nón để thêm phần độc đáo. Trương Chí Phong, nhà sáng lập thương hiệu thời trang nói trên từng phát biểu: “Khi sáng tạo ra bộ sưu tập này, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc”.

Xinhuanet cũng dẫn lời “cha đẻ” của thương hiệu Ne Tiger: “Thương hiệu sẽ tiếp tục thể hệ các nền văn minh của Trung Quốc thông qua việc kết hợp văn hóa truyền thống Trung Quốc với trang phục hiện đại của thế giới”. Tuy nhiên, việc "kết hợp văn hóa truyền thống Trung Quốc với trang phục hiện đại của thế giới" mà Trương Chí Phong đề cập khiến nhiều người cho rằng đó chỉ là lời nói ngụy biện cho sự bắt chước trang phục truyền thống của nước khác một cách trắng trợn.

425 6 Bao Trung Quoc Goi Non La Ao Dai Viet Nam La Phong Cach Trung Quoc

Nguồn: Thanhnien.vn


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài