Chúng tôi tìm đến nhà “cậu” vào một buổi chiều tối, vì theo như được biết “cậu” chỉ “làm việc” từ 17h30 trở đi.

Dọc con đường làng heo hút, thật khó để tìm thấy một người để hỏi địa chỉ, nhưng khi tìm được rồi thì không ai là không biết đến “thầy An”.

“Ấy chết, không được gọi “cậu” là “thằng bé” như vậy, phải tội. Vào đó phải gọi là “cậu An” xưng con. Nhớ chưa” - lời dặn dò của một người già trong thôn làm chúng tôi thêm tò mò.

425 1 Cau Be An O Vinh Phuc Khien Ha Noi Sung Sot Vi Sieu Nang Luc Nhin Thay Tuong Lai Cua Nguoi Song Va Noi Chuyen Voi Nguoi Da Khuat

Không chỉ người dân trong làng, mà ngay cả những người trong gia đình như ông, bà, cô, bác cũng gọi cậu bé là “cậu An”, “ông ba hoàng”, hay “thần đồng”…

Cái cách cư xử của người lạ khi mới vào nhà cũng thật đặc biệt, phải đi lại nhẹ nhàng, chắp tay lạy “điện”, sau đó mới gọi khẽ “cậu An”. Thường thì người ta bảo nhau những người như thế này là “thầy bói”, họ làm nghề “xem bói”, nhưng với Trần Văn An họ gọi là “cậu”, và “cậu” không “xem” mà “làm việc” để “cứu giúp con dân”(!?).

Mất hai ngày chờ đợi, chúng tôi mới được “diện kiến” “cậu An” và thực sự giật mình khi trước mắt là một cậu “nhóc” gầy gò, đen nhẻm, mái tóc lượn sóng bồng bềnh. Cậu mặc áo cộc, quần soóc thể thao cũng như bao em nhỏ cùng trang lứa, nhưng quả dáng dấp và ánh mắt có khác. Bước đi khoan thai, vẻ mặt và ánh mắt hoàn toàn lãnh đạm, lời nói có sắc, có cạnh: “Cô chú đến từ hôm qua đúng không? Cô chú cứ nghỉ ngơi đi, đến giờ chúng ta làm việc”.

Trần Văn An bắt đầu cảm nhận được những khả năng đặc biệt của mình từ khi 12 tuổi (học lớp 6). Vào một ngày hè tháng 5, cả nhà đang tất bật chuẩn bị giỗ ông ngoại, bỗng nhiên cậu bé chạy đến sắp xếp lại mọi thứ trên ban thờ. “Ông ngoại bảo con phải làm thế mới đúng, ông đang đứng chỉ ngoài cổng kia kìa”.

Ai cũng bán tin bán nghi, chỉ riêng bà ngoại cậu bé - bà Son (Kim Xá, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) là hoàn toàn tin lời cháu. Bà kể lại: “An nằng nặc thanh minh mình nhìn thấy bóng ông ngoại đứng ngoài cổng. Ngày nhỏ, ông ngoại là người An gắn bó nhất, ông dạy An xem tử vi, vẽ tranh truyền thần. Khi ông ngoại mất đi, cứ hễ có việc gì khó khăn là cháu lại viết tên ông ngoại vào tờ giấy và cầu xin”.

Cũng sau ngày đó, cậu bé trầm tính hẳn, rồi nhìn thấy ai cũng buông một vài lời đoán tiên đoán, tính cách, số phận tương lai.

“Cháu không phải là thần thánh”

“Cháu không phải là thần hay thánh gì hết. Cháu cũng không phải là người mê tín, cúng bái ma tà. Cháu chỉ đoán con người qua dáng dấp và ánh mắt, cảm nhận mọi thứ rồi thấy gì nói đấy”. Quả đúng cậu bé không hề cúng bái hay nhận lễ lạt gì. Trong gian phòng làm việc chỉ có duy nhất một “điện” với nải chuối, bát hương. Mỗi người đến đây “cậu” đều viết cho một chữ nho và giữ lấy làm lộc.

425 2 Cau Be An O Vinh Phuc Khien Ha Noi Sung Sot Vi Sieu Nang Luc Nhin Thay Tuong Lai Cua Nguoi Song Va Noi Chuyen Voi Nguoi Da Khuat

Chữ Nho "cậu" An viết để phát lộc cho mọi người.

“Cậu” chia sẻ: “Hồi nhỏ, cháu ở với ông bà ngoại, ở đó cháu không có bạn nên chán lắm, chỗ chơi duy nhất và thích nhất là đền chùa, cháu thường ra đó ngồi lắng nghe những âm thanh lạ xung quanh. Năm 11-12 tuổi cháu bắt đầu có những suy nghĩ về tâm linh, cháu để ý nhiều hơn đến khuôn mặt, ánh mắt và thái độ của người khác, từ đó cứ nhìn một người lạ là cháu có thể nhận ra một vài điều gì đó về họ”.

Tuổi thơ của An không êm đềm và đầy đủ như những người bạn cùng trang lứa. Bố mẹ đi làm ăn xa, để hai anh em còn rất nhỏ cho ông bà ngoại. An chủ yếu lủi thủi một mình, hoặc có tiếp xúc thì cũng phần đa là tiếp xúc với người lớn tuổi. Phải chăng vì vậy mà dáng dấp và ánh mắt An không giống với những cậu bé cùng trang lứa khác.

Cậu bé An viết chữ Nho rất đẹp, mặc dù chưa từng qua một lớp học nào mà chỉ học từ ông. Bà nội An cho biết: “Ngày trước có một sinh viên đại học theo gia đình từ Hà Nội về đây gặp “cậu”. Cậu ấy học tiếng Trung, nửa tin nửa ngờ về những lời đồn nên muốn trực tiếp thử khả năng viết chữ Nho của “cậu”. Sau một hồi đàm đạo, chàng sinh viên đó xin luôn ở lại đây 3 ngày để được cùng “cậu” đàm đạo về chữ Nho”.

 

An chia sẻ: “Nhiều lúc cháu mệt lắm, có ngày cháu giúp cho mấy chục người, không còn thời gian để học. Chưa kể đến việc lúc mới bắt đầu “làm” cháu luôn phải chịu ánh mặt dò xét, ngờ vực của thầy cô, bạn bè. Nhưng về sau, họ tin cháu không nói dối, nên đã chơi với cháu bình thường. Nhiều thầy cô còn vào nhà nhờ cháu giúp”. Cậu bé thông minh, nhưng trầm tính. “Đôi lúc cháu ước, mình cũng được bình thường như các bạn cùng trang lứa, hồn nhiên, chơi đùa, không nhìn thấy những điều mà lẽ ra một đứa trẻ như cháu không cần phải thấy” - An chia sẻ.

--- Tiềm năng cần phải được thẩm định và khai phá:

Nói về những khả năng đặc biệt của cậu bé Trần Văn An, ông Nguyễn Quốc Thắng (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người) nói: “Đây thực sự là một hiện tượng lạ, một tài năng đặc biệt. Nhưng khả năng của cậu bé mới chỉ dừng lại ở mức tiên đoán, thần giao cách cảm. Các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm cần có những cuộc thẩm định khoa học rõ ràng, khai phá tài năng của cậu bé”.---

Theo tamlongvang.laodong.com


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài