Tàu Cát Linh - Hà Đông đỗ tại khu bảo dưỡng Depot. Ảnh: Giang Huy. |
PGS.TS Lê Cao Đoàn - Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đây là cách điều hành kiểu
Liên quan tới việc gần 28% nhân viên vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã bỏ việc vì dự án chậm tiến độ, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội giải thích, số nghỉ việc đều là công nhân đơn giản.
Đáng nói, trong giải thích thêm của
Dự án Cát Linh - Hà Đông chưa hẹn được ngày về đích. Ảnh: TTO |
Trước thông tin trên, PGS.TS Lê Cao Đoàn - Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đây là cách điều hành kiểu "chưa bắc nồi đã thổi cơm".
Lý giải cho nhận định trên, vị PGS dẫn lại giải thích của ngành đường sắt Hà Nội để chứng minh cho những điều vô lý đang diễn ra tại dự án này.
Cụ thể, phía ngành đường sắt Hà Nội cho biết, từ tháng 3/2019, được sự đồng ý của Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Hà Nội, công ty đã tiến hành ký hợp đồng lao động với hơn 650 người. Trong thời gian vận hành thử tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, người lao động được công ty chi trả lương theo mức lương tối thiểu vùng, khoảng hơn 4.500.000 đồng/người/tháng và được đóng đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
Ông Đoàn đặt câu hỏi: "Ngành đường sắt Hà Nội đã phải trả bao nhiêu tiền cho số cán bộ, nhân viên này"?
Rồi ông tự trả lời, để có được được gần 1000 cán bộ, công nhân nói trên ngành đường sắt Hà Nội đã phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ để đưa đi đào tạo.
Tiếp theo, ông cho biết, khi đào tạo xong nếu dự án được đưa vào vận hành ngay, nghĩa là dự án có nguồn thu, số cán bộ, công nhân này có được việc làm và được trả lương là rất hợp lý.
Tuy nhiên, dự án vẫn đang chậm tiến độ và chưa hẹn được ngày đưa vào vận hành thương mại nhưng vì lo ngại người đã được đào tạo sẽ nghỉ việc mà ngành đường sắt phải ký hợp đồng, và trả lương duy trì chờ việc cho gần 1.000 người này.
Tức là ngoài việc đã trả lương cho cán bộ, nhân viên "ngồi chơi xơi nước" suốt gần 1 năm qua, ngành đường sắt Hà Nội sẽ còn tiếp tục phải bỏ tiền trả lương cho số cán bộ, nhân viên đang chờ được vận hành dự án này.
Như vậy, ngoài một khoản tiền phải chi trả để đào tạo người, ngành đường sắt còn đã và đang chi ra một khoản tiền không hề nhỏ để trả lương "chưa rõ thời hạn" cho những người chưa một ngày được vận hành đường sắt Cát Linh.
Khi dự án chưa vận hành, khai thác mà vẫn phải trả lương thì rõ ràng, toàn bộ chi phí trên sẽ được hạch toán vào tổng chi phí đầu tư cho dự án và cũng là cơ sở đưa ra mức vé mà người dân phải chịu.
"Trong trường hợp nào thì người dân cũng là người chịu thiệt.
Nếu nhìn vào dự án, hoàn toàn chưa thấy tiềm năng. Chỉ cần làm phép tính đơn giản trong một ngày đoàn tàu vận chuyển được bao nhiêu hành khách, thu được bao nhiêu tiền trong khi chi phí bỏ ra để đầu tư cho 1km đường đã là bao nhiêu sẽ thấy ngay dự án có hiệu quả hay không.
Chưa kể, một dự án dài 13km mà sử dụng tới gần 1.000 người, tính trung bình 50 người vận hành cho 1km đường, nếu chỉ tính riêng tiền đào tạo (chi phí đưa đi đào tạo cho một người) + tiền chi trả lương cho số người này (chi phí trả lương bình quân 4.500.000 đồng/người/tháng x tổng số gần 700 người được đào tạo) có lẽ số tiền chi cho một người còn lớn hơn gấp nhiều lần số tiền thu được về.
Còn chi phí bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa, hỏng hóc, những con số khổng lồ", ông Đoàn nói.
Không những thế, khi bỏ chi phí, đưa người đi đào tạo thì phải sử dụng mới không bị lãng phí. Tuy nhiên, hiện nay lại đang có câu chuyện những nhân lực của dự án bỏ việc vì không thể chờ đợi.
"Đang có câu chuyện, mất tiền đào tạo, mất tiền trả lương và còn mất luôn cả người. Vậy chi phí này, tổn thất này về sau ngành đường sắt sẽ tính vào đâu? Ai phải chịu khoản chi phí này?
Liệu ngành đường sắt có tính vào giá vé để người dân gánh thay hay ngân sách thành phố phải bù ra? Là cách nào thì người dân cuối cùng vẫn phải gánh", ông Đoàn đặt câu hỏi.
Ông Đoàn cho rằng, đã là một hoạt động kinh tế phải tính toán thật kỹ lưỡng, tỉ mỉ, không thể làm mà không tính như vậy được.
Theo vị chuyên gia, liên quan tới đầu tư dự án còn liên quan tới vấn đề nợ công. Một dự án đầu tư không hiệu quả không những sẽ mang lại những tác động xấu cho xã hội, cho nền kinh tế, tạo gánh nặng cho người dân mà còn mang thêm gánh nợ cho quốc gia.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, tình trạng trên đang xảy ra khá phổ biến ở các dự án đầu tư công quốc gia, gây lãng phí, thất thoát.
Với dự án này, PGS Lê Cao Đoàn cho rằng không còn cách nào khác là phải sớm đưa dự án vào khai thác. Song song với đó, vẫn phải có những cơ chế kiểm toán, thanh tra để đánh giá lại tính hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, vấn đề trách nhiệm cũng phải được làm minh bạch, rõ ràng.
"Không thể để một dự án quan trọng quốc gia lại trở thành rào cản cho sự phát triển của nền kinh tế, bắt cả nền kinh tế phải gánh chịu và cuối cùng lại đổ vào đầu người dân được", ông Đoàn nói.
Lam Nguyễn
Nguồn: Báo ĐẤT VIỆT