Cũng chỉ vì chuyện mang giúp hành lý, chút quà cho người thân... mà không ít người đã gặp phải tính huống éo le.

Vì tính cả nể, muốn giúp đỡ người thân hoặc người xung quanh... rất nhiều hành khách đi đi máy bay, đặc biệt là đi ra quốc tế đã nhận lời chuyển hộ, cầm giúp qua cửa hải quan hay nhẹ nhàng hơn là xách hộ hành lý.

Tuy nhiên, họ cũng không lường trước được rằng hành động của mình tưởng chừng như là làm ơn mà lại thành mắc oán.

Có thời điểm, sân bay Tân Sơn Nhất đã bắt giữ tới gần chục vụ vận chuyển chất ma tuý trái phép. Không ít trong số đối tượng bị bắt giữ đều ngơ ngác khai rằng "không biết" và "cầm giú; chuyển giúp".

Cảnh báo: không được cầm hộ đồ khi đi máy bay - 0

Phó Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - ông Tống Lê Dân cũng đã phải khuyến cáo rằng:

"Khi tới sân bay, nếu không phải đồ của mình thì không được cầm. Một số người thân nhờ mang đồ về giùm cũng nên từ chối thẳng vì biết đâu trong đó có… ma túy, rủi ro có chuyện gì lại khổ cả cuộc đời".

Mới đây nhất, vào ngay 28/3 Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết (28 tuổi) đã may mắn thoát khỏi án phạt tử hình bằng hình thức treo cổ từ Toà án liên bang Malaysia.

Nguyên nhân cũng chỉ bởi cô đã "cầm giúp" Trần Thanh Tâm 2,1kg ma túy đá (methamphetamine) tại sân bay Quốc tế Penang vào năm 2011 mà chẳng hề hay biết.

Còn trước đó, ngày 18/7/2012, Tòa án Tối cao thành phố George Town (bang Penang) đã kết án tử hình Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết với tội danh vận chuyên 2,1kg ma tuý đá trái phép.

Tuy nhiên, dù thoát được án tử hình như Ngọc Tuyết vẫn phải chịu án phạt tù 20 năm, cái giá quá đắt cho việc "chuyển giúp hành lý".

Cập nhật được thông tin này, người dùng có nickname Minh Chiết cũng đã nhanh chóng khuyến cáo người thân không được mang giúp hành lý cho ai cả.

Cảnh báo: không được cầm hộ đồ khi đi máy bay - 1

"Mang quà hộ

Tôi cùng vợ chồng người bạn đi Úc. Trước khi máy bay hạ cánh, tôi điền giấy tờ nhập cảnh và thấy hải quan Úc rất nghiêm ngặt.

Cô bạn gửi 1 món quà nhỏ cho đứa con đang học ở Úc. Vợ tôi nhận và nhét vào túi xách lên máy bay. Tôi mở ra xem. Đó là chai mật gấu nhỏ như chai nước hoa, để xoa bóp khi bị chấn thương phần mềm.

Tôi nhớ vụ đoàn vận động viên Trung Quốc bị trục xuất vì mang máu rùa vào Úc khi dự thế vận hội. Tôi giữ lại bức thư cô bạn gửi con, vứt chai mật gấu vào toilet.

Xong xuôi tôi hỏi vợ chồng anh bạn

- Có mang quà cho ai không?

- Có. 1 gói quàn áo. Chị bạn gửi con đang học ở đây.

- Úc thiếu gì quần áo. Biết vụ cô tiếp viên hàng không mang hộ chai rượu tây bị cảnh sát Úc bắt chưa. Máy tuý, chung thân.

- Ối trời ơi, làm sao bây giờ.

- Vứt đi. Hỏi người ta gửi gì thì mua đồ ở bên Úc đền.

Sau khi nhận hành lý anh chị lấy gói đồ vứt vào thùng rác.

Tù như chơi".

Đoạn chia sẻ này sau khi được đăng tải rộng rại trên mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dân mạng cùng với nhiều ý kiến cho rằng "mình đã quá liều lĩnh khi nhận chuyển hộ đồ cho người khác".

Rõ ràng, đây cũng là một bài học quý giá mà rất nhiều người đi máy bay vẫn thường "bỏ quên".

Một số vật dụng bị cấm không được mang lên trên máy bay (chỉ áp dụng với hành lý xách tay).

  • Đồ ăn. Chỉ được mang đồ ăn với điều kiện phải đảm bảo vệ sinh và không gây mùi. Nếu muốn mang sầu riêng, mít hay những quả có mùi thơm thì bạn phải bọc kín trong thùng xốp.
  • Dầu gội, sửa tắm, nước hoa… nếu dung tích vượt quá 100ml.
  • Đồ kim loại sắc nhọn như dao kéo. Những đồ dùng này phải được đóng gói và chuyển sang hành lý ký gửi chứ không được mang lên máy bay.
  • Không được mang theo hài cốt lên máy bay
  • Động vật như chó, mèo…
  • Hải sản đồ tươi sống.

Theo: Thế giới trẻ

 


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài