Phá vỡ thói quen cũ và hình thành thói quen mới không thể chỉ trong "ngày một ngày hai" nhưng chắc chắn giá trị nó mang lại cho cuộc sống của bạn sẽ hoàn toàn xứng đáng. Các chuyên gia đã khẳng định rằng: Muốn xây dựng một thói quen mới, bạn cần ít nhất 66 ngày liên tục.

 

Cuộc sống về bản chất là kết quả trực tiếp của những thói quen mà bạn tạo ra. Những thói quen này tác động đến cuộc sống của bạn theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Do đó, khi bạn muốn cải thiện và làm cho cuộc sống của mình tốt hơn có nghĩa là bạn cần loại bỏ những thói quen xấu và tạo ra những thói quen mới.

Dù điều này vô cùng khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn, nhưng rất nhiều người đã làm được và có cuộc sống tuyệt vời hơn nhờ 5 chiêu thức sau đây.

425 1 Giam Bot Lua Chon Hinh Thanh Thoi Quen Moi Gia Nhu Biet Som 5 Chieu Thuc Nay Su Nghiep Cua Toi Da Thang Tien Tu Lau

1. Ước mơ lớn là điều đáng khen nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có những mục tiêu nhỏ

Theo các chuyên gia, động lực và kỷ luật có thể đến từ tư duy trừu tượng. Những người ước mơ lớn thường dựa trên suy nghĩ trừu tượng này để ý thức hơn về mục tiêu của họ. Vì vậy, họ sẽ rất quyết tâm khi xây dựng thói quen mới bởi họ biết rằng ước mơ lớn của họ có thể mang đến những kết quả tốt đẹp trong tương lai.

Tuy nhiên, trên thực tế những động lực để thực hiện ước mơ lớn thường xuyên bị lu mờ bởi những thách thức và khó khăn của cuộc sống. Bạn sẽ cần một thời gian dài để ước mơ lớn tạo ra kết quả. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy chán nản vì không nhìn thấy kết quả cụ thể cho mục tiêu của mình. Do đó, hãy xây dựng thói quen mới với những mục tiêu nhỏ hơn. Chúng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua sự chán nản và duy trì động lực để tiếp tục thực hiện.

2. Phát triển cái mới ngay trên cái cũ, đừng "đập đi xây lại" từ đầu

Sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra thói quen mới dựa trên thói quen hoặc kinh nghiệm cũ của chính mình. Thực hiện một thay đổi hoàn toàn thường rất khó khăn, nó sẽ khiến bạn dễ dàng từ bỏ. Thay vì đó, hãy tạo ra những thay đổi tích cực trên nền tảng những thói quen cũ của chính bạn.

Chẳng hạn như, để tạo được thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ vào mỗi cuối tuần có vẻ không mấy dễ dàng vì chúng ta rất dễ bị lười biếng. Nhưng tự gọn gàng và ngăn nắp hơn trong mỗi hành động thì bạn hoàn toàn có thể làm được. Điều này cực kỳ đơn giản và sẽ không mất quá nhiều thời gian nhưng nó sẽ khiến cuộc sống của bạn dần trở nên tốt đẹp hơn.

425 2 Giam Bot Lua Chon Hinh Thanh Thoi Quen Moi Gia Nhu Biet Som 5 Chieu Thuc Nay Su Nghiep Cua Toi Da Thang Tien Tu Lau

3. Làm cho cuộc sống "bớt khổ" bằng cách giảm bớt sự lựa chọn

Trong tủ quần áo của người sáng lập ra Facebook (Mark Zuckerberg) chỉ có duy nhất hai loại: áo sơ mi và quần jean. Là 1 người có hàng tỉ đô la, nhưng tại sao ông lại cắt giảm tối đa sự lựa chọn về quần áo của mình? Không lãng phí thời gian và năng lượng vào việc quyết định sẽ mặc gì chính là lý do và điều này đã trở thành thói quen của ông.

Hạn chế lựa chọn sẽ giúp bạn tự kiểm soát mình tốt hơn trong quá trình xây dựng thói quen mới. Hãy tạo cho mình một môi trường tẻ nhạt ít sự lựa chọn và lặp đi lặp lại. Cố gắng cắt giảm tối đa các lựa chọn, nếu không bạn sẽ bị "sa lầy" và khó có được thói quen mới mà bạn muốn.

4. Không làm bạn với "hình dung" bạn sẽ rất mung lung vì "tưởng tượng"

Hình dung ra những tác động tích cực của thói quen mới sẽ giúp bạn tự thúc đẩy chính bản thân mình trong việc xây dựng nó. Một số người mắc lỗi khi biến những điều họ mong muốn trở thành một sự tưởng tượng. Kết quả là họ không thể duy trì thói quen mới để thay đổi cuộc sống của chính mình.

425 3 Giam Bot Lua Chon Hinh Thanh Thoi Quen Moi Gia Nhu Biet Som 5 Chieu Thuc Nay Su Nghiep Cua Toi Da Thang Tien Tu Lau

Ví dụ, với 2 nhóm sinh viên cùng học tiếng Pháp. Một nhóm thì hình dung họ đang học và học ngôn ngữ bằng cách luyện tập trong lớp mỗi ngày. Còn nhóm kia họ luôn tưởng tượng họ đang ở Paris và nói chuyện với người bản xứ. Và nhóm đầu tiên chính là những người có động lực hơn và ít lo lắng hơn về quá trình tạo lập và duy trì thói quen sử dụng ngoại ngữ mới.

5. Đừng vội vàng "đầu hàng" và "từ bỏ"

Thật dễ dàng để từ bỏ một việc gì đó khi bạn không thấy bất kì kết quả tích cực nào. Bạn sẽ bắt đầu đặt ra câu hỏi: Liệu nó có thực sự đáng để nỗ lực hay không? Đó là khi bạn đặt ra mục tiêu nhưng lại không thể thực hiện được nó. Dù có như vậy, bạn cũng đừng vội vàng đầu hàng và từ bỏ.

Có một điều chúng ta cần hiểu đó là việc hình thành thói quen mới là một quá trình đầy thách thức và mong manh. Nếu có lúc nào đó, bạn muốn dừng lại vì cho rằng nó không làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn thì hãy bình tĩnh ngồi xuống và thử nhìn nhận một cách tích cực về những gì đang thực sự xảy ra. Chắc chắn khi đó, bạn sẽ tự biết mình có nên từ bỏ hay không.


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài