Một người dẫn chương trình đài truyền hình Việt Nam có phát ngôn gây tranh cãi, khi cho rằng "không sinh con để kế thừa sự nghèo khó là lương thiện".

1 Mc Cua Vtv Phat Ngon Gay Tranh Cai Ai Nen Thay Xau Ho Khi Dung Truoc Nhung Phat Bieu Nghiet Nga Nhu The Nay

Một số người ủng hộ quan điểm này cho rằng không nên sinh con khi chưa đủ điều kiện lo lắng tốt nhất cho con. Theo họ, như vậy tạo sự thiệt thòi, thiếu thốn cho con cái, vì trong thời buổi này không đủ điều kiện kinh tế là không thể nuôi con..

Ở chiều đối diện, nhiều quan điểm cho rằng câu nói dễ làm những người thu nhập thấp và trung bình tự ti, chẳng lẽ nghèo thì không có quyền làm cha mẹ?

Nếu nghèo sinh nhiều con thì lên án, nhưng sinh 1-2 đứa con cũng không được hay sao?

TẠI SAO CHÚNG TA NGHÈO? Trách nhiệm nhà nước ở đâu?

Ngoài ra, một số khác cho rằng vấn đề không phải chuyện kế thừa sự nghèo, mà phải đặt câu hỏi về các chính sách của nhà nước.

Vì sao một đất nước có địa thế thuận lợi, tài nguyên dồi dào, con người giỏi giang, mà lại nghèo?

Trong khi ở Đức và nhiều nước khác, nhà nước trả tiền nuôi con hàng tháng, ví dụ Đức trả 250 € / tháng (7,5 triệu đồng) cho mỗi đứa trẻ đến khi trưởng thành. Một nguyên nhân sâu xa khác, phải là ý thứ dân tộc, giống nòi của họ, rộng hơn là nguồn đóng tiền hưu trí cho thế hệ sau.

Người làm cha mẹ phải đấu tranh cho một xã hội thịnh vượng, phúc lợi đầy đủ để mọi trẻ em được bình đẳng với nhau!

Xin lược trích một quan điểm của nhà giáo Thái Hạo:

Một đứa trẻ ở các nước văn minh được sinh ra, dù bất kể cha mẹ nó giàu hay nghèo, nó vẫn luôn sẽ được đảm bảo các quyền lợi để học hành và lớn lên trong sự an toàn nhiều mặt, thậm chí không ít quốc gia còn thưởng cha mẹ chúng những khoản tiền lớn vì đã đóng góp cho xã hội một công dân tương lai.

Còn đây, ta không hiếm gặp những trẻ em thất học, những đứa trẻ ăn cơm với ve sầu hơ lửa... Không những thế, phổ cập phổ thông nhưng vẫn phải đóng học phí và còn cõng thêm bao nhiêu những khoản học thêm và đóng góp trên trời dưới đất.

Suy nghĩ như cậu MC, một mặt nào đó phản ánh sự bế tắc của người phát ngôn và những ai ở vào hoàn cảnh của câu nói.

Sự bế tắc ấy được sinh ra từ sự thiếu hụt hiểu biết trong kiến thức về trách nhiệm của nhà nước cũng như quyền lợi công dân; và nhất là sự đối diện với một tình trạng đầy bất trắc do thiếu vắng những đảm bảo an sinh, như đã nói.

Một câu nói dễ khiến nhiều người tự ái hay nổi giận, dù điều đó không hẳn không chính đáng, nhưng nó đồng thời buộc mỗi người phải đối diện với thực tế, và hơn hết nó phản chiếu tình trạng xạ hội – một tình trạng đã được khúc xạ vào trong não bộ để trở thành một nhận thức đầy bi kịch, éo le và thảm thương.

Và chính ở đây nó mang sức mạnh tố cáo, dù có thể chủ thể phát ngôn không ý thức được điều đó.

Kết thúc bài viết, tác giả Thái Hạo đặt câu hỏi:

Ai nên thấy xấu hổ khi đứng trước những phát biểu nghiệt ngã như thế này?


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài