Chuyên gia cho rằng, sự tức giận sẽ dẫn đến rối loạn hệ thống nội tiết, do đó ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chức năng tế bào miễn dịch, giảm sức đề kháng, và cuối cùng dẫn đến bệnh tật.
Có 6 mối nguy lớn do tức giận gây ra mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy.
1. Tổn thương gan
Khi bạn trở nên tức giận và không thể kiềm chế nó, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là “catecholamine”, chất này tác động lên hệ thống thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, tăng cường acid béo phân giải, độc tố trong tế bào gan và huyết dịch cũng theo đó tăng lên.
2. Bệnh tim
Ảnh: vietnammoi.vn
Các nghiên cứu khoa học phát hiện, khi tức giận lưu lượng huyết của tim so với lúc bình thường tăng gấp 2 lần. Thần kinh giao cảm trong cơ thể hưng phấn quá độ, căng thẳng cao độ, có thể dẫn tới áp lực cho tim quá lớn, nhịp tim đập nhanh, thậm chí sinh ra nhịp tim không đều.
Khi tức giận, lực co bóp của tim gia tăng, tim đập nhanh hơn, lượng lớn huyết dịch tập trung đến tim, tim phải làm việc gấp bội, lúc này có thể xuất hiện nhịp tim không đều, thiếu máu cơ tim, tức ngực…Dần dần, tim ắt bị tổn hại, dẫn tới vấn đề về tim ngoài ý muốn phát sinh.
3. Viêm tế bào sắc tố và các vấn đề về da
Khi tức giận, người ta thường có cảm giác máu dồn lên khu vực não. Điều này là do huyết áp tăng cao, lượng lớn huyết dịch đẩy quá nhiều lên não bộ, ô xy trong huyết dịch sẽ giảm bớt khiến cho nồng độ độc tố tăng lên nhiều. Các độc tố kích thích mao mạch, lỗ chân lông, gây ra các chứng viêm xung quanh lỗ chân lông với nhiều mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các viêm sắc tố.
4. Đẩy nhanh suy thoái tế bào não
Ngoài việc gây tcác vấn đề về da, lượng lượng huyết dịch đẩy dồn về não cũng sẽ làm cho áp lực của huyết quản não tăng lên. Lúc này trong huyết dịch lại chứa độc tố nhiều nhất và ô xy ít nhất, không khác gì một “vị thuốc độc” cho não.
5. Đau dạ dày
Ảnh: medicommi.jp
Tức giận sẽ làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn và trực tiếp tác dụng vào tim và trên huyết quản, làm cho lưu lượng máu trong dạ dày đường ruột giảm thấp, nhu động chậm, ăn uống kém, khi nghiêm trọng còn gây ra viêm loét dạ dày.
6. Tổn thương phổi
Cho dù không phải là người hút thuốc, bạn vẫn có thể gây tổn thương cho phổi nếu là một người thường xuyên tức giận và thù hận người khác. Một nhóm các nhà khoa học Đại học Harvard đã nghiên cứu 670 người đàn ông và cho kết quả như sau : Những người đàn ông có xếp hạng mức độ tức giận cao nhất có dung tích phổi nặng hơn đáng kể, điều này có khả năng làm tăng nguy cơ của các vấn đề về hô hấp. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc gia tăng các hormone căng thẳng liên quan với cảm giác tức giận có thể tạo ra tình trạng viêm đường hô hấp.
Những việc cần tránh khi tức giận để bảo vệ sức khoẻ
Không mang sự tức giận vào giấc ngủ
Khi đi ngủ trong cơn giận dữ, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở gấp hơn, dễ dẫn đến mất ngủ hoặc ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Hãy tự nhắn với mình rằng, đi ngủ mà tức giận cũng sẽ không giải quyết được vấn đề, hãy ngủ trước và để mai tính.
Không lái xe trong lúc giận dữ
Ảnh: Eldoce.tv
Khi tức giận, sự tập trung sẽ bị hạn chế. Nếu lái xe sẽ khó quan sát được người hoặc vật xuất hiện phía trước. Các nghiên cứu xác nhận rằng lái xe trong sự tức giận làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
Lúc này, bạn có thể nghe một bài hát hay bản nhạc có tiết tấu chậm, giai điệu bài hát trữ tình để điều chỉnh tâm trạng.
Không nên ăn quá nhiều
Khi tức giận sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn với các món chứa chất béo cao, nhiều dầu mỡ và đường. Bữa ăn không lành mạnh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy hoặc táo bón. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, làm cho bạn mất đi vóc dáng chuẩn.
Không nên uống rượu giải sầu
Ảnh: islahnews.net
Rượu ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não, làm mất kiểm soát các dây thần kinh xung động, rượu sẽ làm cho chúng ta trở nên mất suy nghĩ và ý thức, dẫn đến hành vi bốc đồng hơn.
Đừng bỏ qua chỉ số huyết áp
2 giờ sau khi sự tức giận, sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ 3 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim sẽ tăng gấp 5 lần, người có lịch sử mắc bệnh mạch máu não hoặc bệnh tim thì rủi ro còn cao hơn.
Nếu bạn thuộc nhóm bệnh nhân có huyết áp cao, hãy chú ý đến chỉ số huyết áp, hạn chế sự tức giận càng sớm càng tốt.
Minh Nguyên