Nạn đói 1932–1933 ở Kazakhstan còn được gọi là diệt chủng Goloshchekin (tiếng Kazakh: Goloshekındik genotsıd), là một nạn đói kinh hoàng khiến ít nhất 1,5 triệu người chết (có thể có từ 2 – 2,3 triệu người chết) ở Liên bang Kazakhstan, trong đó 1,3 triệu người là dân tộc Kazakhstan.

1 Nan Doi O Kazakhstan 19321933  Cuoc Diet Chung Bi Lang Quen

38% sắc dân Kazakh chết, tỷ lệ cao nhất trong lịch sử vùng đất này và cũng cao nhất của bất kỳ nhóm dân tộc nào bị giết trong nạn đói của Liên Xô vào đầu những năm 1930.

Nguyên nhân trực tiếp là chương trình tập thể hóa nông nghiệp vội vã của chính phủ Liên Xô bởi vì nó gây hỗn loạn ở nông thôn. Nhà cầm quyền đổ tội khích động quần chúng cho các kulaks (nông dân giàu có) và các nông dân trong hợp tác xã, buộc tội họ là phá hoại.

Các nhà cầm quyền đã mong đợi việc sản xuất nông nghiệp sẽ gia tăng do kết quả của việc tập thể hóa nông nghiệp, bởi vì nền nông nghiệp tập thể hóa sẽ cho phép áp dụng các công nghệ nông nghiệp hiện đại như máy cày, bón phân đồng loạt… nhưng thực tế đã đi chệch hướng so với dự định của họ.

Những người khác lập luận rằng nạn đói là kết quả của những tai họa thiên nhiên. Tuy nhiên điều này chỉ đúng ở Ukraine (bị lũ lụt năm 1931) và Volga (bị hạn hán năm 1933). Còn ở Kazakhstan, thực tế năm 1932 đạt sản lượng nông nghiệp khá lớn nhưng phần lớn đã bị chính quyền Xô Viết trưng thu.

Cùng một nạn đói khác ở Kazakhstan năm 1919–1922 trong nội chiến Nga, trong vòng 10–15 năm, Kazakhstan đã mất hơn một nửa dân số do các hành động của Liên bang Xô viết. Các sử gia cho rằng 42% dân số Kazakh đã chết trong nạn đói.

Hai cuộc tổng điều tra của Liên Xô cho thấy số người ở Kazakhstan đã giảm từ 3.637.612 vào năm 1926 xuống còn 2.181.520 vào năm 1937.

Nạn đói đã làm cho người Kazakh thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình Cộng hòa Xô viết Tự trị Kazakhstan (chỉ bằng một nửa người Nga), và mãi cho đến thập niên 1990 thì người Kazakh mới trở thành nhóm dân tộc lớn nhất ở Kazakhstan một lần nữa. Trước nạn đói, khoảng 60% dân số của cộng hòa là người Kazakh, nhưng sau nạn đói, chỉ có khoảng 38% dân số là người Kazakh.

Một số nhà sử học và học giả Kazakhstan cho rằng nạn đói này đã gây ra sự diệt chủng người Kazakh chưa từng có trong lịch. Tuy nhiên, dù số người chết đông hơn, nó lại ít được nói tới hơn so với nạn đói ở Ukraine cùng thời ki đó. Nạn đói ở Kazakhstan làm thiệt mạng ít nhất 1,5 triệu người, trong khi ở Ukraine nạn đói cướp đi sinh mạng của vài trăm nghìn người, mặc dù vì mục đích tuyên truyền, các chính phủ phương Tây tuyên bố có đến 7 triệu người Ukraine chết đói.

2 Nan Doi O Kazakhstan 19321933  Cuoc Diet Chung Bi Lang Quen

Năm 2017, trong dịp kỉ niệm 85 năm xảy ra nạn đói năm 1932 và 98 năm nạn đói 1919, tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev đã chọn ngày 31/5 hàng năm làm ”Ngày tưởng niệm nạn nhân của đàn áp chính trị” của Kazakhstan. Trước đó, ngày tưởng niệm đàn áp chính trị của Kazakhstan là ngày 30/10, trùng với ngày này ở nước Nga.

Trong bài phát biểu, Tổng thống tuyên bố:

”Vào ngày 31 tháng Năm, chúng ta kỷ niệm Ngày Tưởng nhớ Quốc Gia cho các nạn nhân đàn áp chính trị. Chỉ riêng ở Kazakhstan, hơn 103.000 người đã bị bắt trong những năm đó.

25.000 người bị bắn. Những tinh túy nhất của trí thức Kazakhstan đã bị phá hủy. Mọi người chết vì đau khổ và tra tấn trong 11 trại tù, được xây dựng khắp Kazakhstan. Hơn một triệu người đã phục vụ như nô lệ. Nó không chỉ là những nhân vật chính trị, những người bị đàn áp, mà cả vợ và con của họ nữa. Một số lượng lớn trẻ em được sinh ra trong các trại này. Trong thời gian đó, Kazakhstan trở thành nơi cư ngụ của hàng chục nhóm dân tộc, sau khi trải qua nhiều khó khăn, đã trở thành một.

Chúng ta phải nhớ những sự kiện bi thảm này. Thế hệ tương lai phải biết về điều này để ngăn chặn những nỗi kinh hoàng này. Hôm nay, chúng tôi đã xây dựng một nhà nước pháp lý mới. Quyền và tự do của công dân ở Kazakhstan được bảo vệ. Chúng ta không có sự đàn áp chính trị. Chúng tôi đã chọn một con đường phát triển của mình”.

Thị trưởng Almaty Bauyrzhan Baibek công bố trong buổi lễ, đã có 3 triệu người đã chết trong năm 1918-1933 ở Kazakhstan, trong đó có khoảng 1,7 triệu người chết vì đói trong năm 1931-1933. Vào năm 2009, tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chính thức xin lỗi chính phủ Kazakhstan về nạn đói năm 1932.

Tác giả: Vũ Long

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài