Ung thư vòm họng căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ chữa khỏi thấp nếu di căn sang giai đoạn cuối. Dưới đây là 4 dấu hiệu 'kinh điển' của ung thư vòm họng qua tiết lộ của bác sĩ.

Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam giới lứa tuổi 40 - 60.

Nếu được phát hiện sớm bệnh có thể được điều trị khỏi bằng xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị. Nhưng do bệnh phát triển thầm lặng với triệu chứng không điển hình nên thường được phát hiện chẩn đoán ở giai đoạn đã tiến triển.

Theo Thạc sĩ, BS. Bùi Quang Biểu Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện TƯQĐ 108, các dấu hiệu của ung thư vòm họng có thể khó xác định trong giai đoạn đầu của bệnh.

Điều này là do nhiều triệu chứng liên quan với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, nên người bệnh và thầy thuốc dễ chủ quan và bỏ qua.

Nhưng bác sĩ này cho hay, nếu chú ý kỹ một chút người bệnh có thể phân biệt được một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.

425 1 4 Dau Hieu Kinh Dien Cua Ung Thu Vom Hong Qua Tiet Lo Cua Bac Si

Nội soi vòm mũi họng để phát hiện ung thư sớm nhất

Dưới đây là các dấu hiệu của ung thư vòm giai đoạn sớm:

- Đau đầu

Theo đó, khi bị ung thư vòm họng thường đau nửa đầu âm ỉ, có lúc đau thành cơn, dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch máu não.

 

- Ù tai

Khi ung thư vòm họng xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai.

- Ngạt mũi

Đây là dấu hiệu xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra máu,chảy máu cam.

- Nổi hạch cổ

Khi bị ung thư vòm họng hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện.

Theo bác sĩ, khi có các dấu hiệu này, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ.

Để dự phòng ung thư vòm họng, bác sĩ Biểu cho biết mọi người cần duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh như không hút thuốc lá. Hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như: thịt muối, dưa muối, cà muối…

Không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng. Tăng cường luyện tập thể dục đều đặn.

Theo: soha.vn 


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài