Thói quen sử dụng đồ ăn, đồ uống quá nóng là một trong những yếu tố được nghi ngờ có thể dẫn đến các bệnh gây viêm loét đường tiêu hóa, dạ dày, thực quản, hành tá tràng... lâu dần dễ dẫn đến ung thư.

425 1 Chuyen Gia Canh Bao Benh Nguy Hiem Do Thoi Quen Uong Nuoc Nong Hang Ngay

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)

Sau khi nhận được kết quả bị ung thư thực quản khiến người thân bà Nguyễn Thị L. (Quảng Ninh) thêm choáng váng, họ cho rằng trước nay bà không bao giờ tiếp xúc với các chất độc hại, hay hút thuốc, rượu bia…

Tuy nhiên khi các bác sĩ đưa ra các nguyên nhân gây bệnh, trong đó có thói quen uống nước nóng. Lúc này, gia đình bệnh nhân mới giật mình vì bà có thói quen uống nước nóng đến độ vừa uống vừa thổi trong suốt 30 năm nay.

Lợi – hại khi ăn, uống đồ ăn quá nóng

Ngoài tác dụng kích thích làm cho ngon miệng, ăn nóng làm tăng tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng, nhất là protid của cơ thể, khi ăn nóng cơ thể hấp thu được 85,7% protid, nhưng ăn nguội chỉ hấp thu được 79%; tiết kiệm được năng lượng vì không phải mất thêm năng lượng để hâm nóng thức ăn trong quá trình tiêu hóa; tiết kiệm vitamin, nhất là vitamin C.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của thức ăn quá lớn lại cực hại cho sức khỏe.

Theo một cuộc nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ đã cho rằng, nhiệt độ của thức ăn quá cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các chứng bệnh về tiêu hóa và thực quản. Mặc dù chưa có một kết luận khoa học cụ thể nào về điều này nhưng nhiều chuyên gia tin rằng, thức ăn quá nóng sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

Hơn nữa, nhiều chuyên gia cũng khẳng định, những người có thói quen dùng đồ ăn, thức uống quá nóng (nhiệt độ trên 70 độ C) sẽ có nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa. Khoa học giải thích, niêm mạc miệng và niêm mạc hệ tiêu hóa rất mỏng nên dễ bị tổn thương, nếu dùng thức ăn quá nóng lâu ngày sẽ gây viêm loét đường tiêu hóa, dần dần dẫn đến bệnh loét dạ dày, thực quản, hành tá tràng.

Riêng vùng miệng là nơi tiếp xúc đầu tiên với thực phẩm ở nhiệt độ cao nhất sẽ dễ bị bỏng, rát, dẫn tới hình thành các vết trợt gây đau đớn, thậm chí dẫn tới viêm miệng, lưỡi, viêm họng, viêm thực quản, dạ dày...

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là thói quen ăn uống đồ nóng của nhiều người còn có khả năng khiến họ bị ung thư thực quản. Ung thư thực quản là bệnh lí ác tính đứng hàng thứ tư trong số các loại ung thư hệ tiêu hóa, chỉ đứng sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Khối u ác tính thường xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản và lan rộng ra cả các cơ quan khác. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiệt độ thích hợp khi ăn, uống

Để tốt cho sức khỏe, theo các chuyên gia nếu thức ăn quá nóng cần phải chờ cho đến khi nhiệt độ giảm xuống. Nếu thực phẩm quá nóng sẽ làm cho huyết quản mở rộng, tạo ra những kích thích không có lợi cho đường ruột.

Khi uống nước, chúng ta cũng cần phải chú ý tới nhiệt độ của nước. Độ ẩm của nước trong khoảng từ 18 đến 45 độ C là phù hợp. Uống nước quá nóng sẽ không những chỉ gây ảnh hưởng tới răng mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Một lý do không nên thường xuyên ăn thức ăn nóng quá bởi thói quen này sẽ làm tổn thương tế bào vị giác trên lưỡi ảnh hưởng đến thần kinh vị giác, suy giảm khả năng vị giác dẫn đến chán ăn.

Nguồn: M.H/ Giadinh.net.vn

 


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài