Rối loạn mỡ máu là một triệu chứng tiến triển âm thâm, gây xơ vữa, tắc mạch máu.

Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Ngân, Bệnh viện Trưng Vương TP HCM, còn gọi rối loạn mỡ máu là rối loạn lipid máu – một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.

Người lớn tuổi dễ bị rối loạn mỡ máu và không có triệu chứng rõ ràng. Mỡ trong máu bao gồm các chất cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do, trong đó cholesterol chiếm 60-70%. Trong máu lúc nào cũng có mỡ, chúng luôn chiếm một tỷ lệ nhất định, nhưng khi chúng cao hay thấp bất thường thì gọi là “rối loạn”.

Hội chứng rối loạn mỡ máu tiến triển rất âm thầm do lượng cholesterol tăng cao hơn mức cần thiết của cơ thể gây nên chứng xơ vữa, tắc mạch máu. Ngay cả những người có thể trạng không béo vẫn rối loạn chuyển hóa mỡ.

425 1 Nhung Thu Pham Gay Roi Loan Mo Mau

Triệu chứng

Bệnh tăng mỡ máu hầu như chỉ được phát hiện một cách tình cờ nhân khám bệnh hoặc khám sức khỏe định kỳ. Ở những người trẻ, các dấu hiệu của bệnh thường khá thầm kín, khó có thể nhận biết được, đối với người cao tuổi khi tăng mỡ máu sẽ có một vài triệu chứng rõ ràng hơn bởi họ thường mắc thêm một số bệnh khác và sức khỏe đã giảm đáng kể.

Vì vậy, có thể xuất hiện một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, đau đầu, nhịp tim nhanh, thở gấp gáp. Khi tăng mỡ máu kéo dài gây xơ vữa động mạch, có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm khi lòng mạch bị hẹp hoặc mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia y tế, khi cơ thể nạp nhiều loại thức ăn giàu chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Lượng cholesterol từ sẽ tích tụ ở thành mạch máu và tạo ra những mảng xơ vữa động mạch dẫn tới nhiều bệnh tim nguy hiểm.

Chất béo bão hòa có trong các loại thịt mỡ, thịt gia cầm, thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật, bánh ngọt, các sản phẩm sữa bột nguyên kem hoặc sữa có hàm lượng chất béo 2%.

Ngoài ra, một số loại chất béo chuyển hóa cũng làm tăng cholesterol. Hầu hết các loại margarines và shortening thực vật đều có lượng chất béo chuyển hóa cao, chứa 0,3 – 4,2 gram chất béo trong một thìa.

Giống như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa cũng làm tăng lượng cholesterol và mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và mắc bệnh tim mạch. Chất béo chuyển hóa chủ yếu tìm thấy trong các loại dầu bị hydro hóa.

Các thực phẩm chế biến sẵn như các loại bánh cookies, đồ chiên đặc biệt là khoai tây chiên và các loại đồ ăn vặt chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao.

Biến chứng

Mỡ máu cao là một loại bệnh không gây tử vong ngay trong thời gian ngắn, nếu mỡ máu tăng cao kéo dài sẽ gây nên nhiều biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng về hệ tim mạch, nếu không phát hiện sớm, điều trị và dự phòng tốt.

Bởi vì, mỡ máu tăng cao sẽ lắng đọng vào trong lòng mạch máu (động mạch), tạo ra các mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch cản trở sự lưu thông hoặc tắc nghẽn mạch máu, đặc biệt là mạch máu nuôi tim (động mạch vành), mạch máu nuôi não (mạch máu não). Nếu mảng xơ vữa dày lên sẽ làm tắc mạch máu hoặc làm vỡ mạch máu.

Nếu mảng xơ vữa bị bong ra đi theo dòng máu đến cơ quan nào mạch máu nhỏ sẽ gây tắc mạch máu (nhồi máu cơ tim, nhồi máu não) gây nên các tai biến, nếu không kịp thời cấp cứu có thể tử vong hoặc nếu qua khỏi cơn nguy kịch (tai biến mạch máu não) sẽ để lại di chứng nặng nề (liệt, rối loạn tâm thần…).

Ngoài ra, mỡ máu tăng cao còn có thể gây tắc mạch ở ruột gây hoại tử ruột, ở chi gây tắc mạch máu chi gây đau đớn, hoại tử hoặc gây viêm tụy, bệnh lý tiểu đường týp 2, tê chân, bệnh gan nhiễm mỡ…

Điều trị

Điều trị mỡ máu chủ yếu là thay đổi lối sống, giảm cân nặng với vòng bụng không quá 90cm ở nam giới và 75cm ở nữ, thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Ăn uống khoa học và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh căng thẳng, không hút thuốc lá hay uống quá nhiều rượu bia.

Chế độ ăn uống cho người bị rối loạn lipid máu

Ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày.

Uống sữa không béo.

Sử dụng dầu thực vật không bão hòa như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…

Ăn cá nhiều hơn ăn thịt.

Hạn chế

Không dùng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn do hàm lượng muối cao.

Tránh thức ăn nhiều cholesterol như động vật, sữa, lòng đỏ trứng, kem, thịt vịt và ngỗng béo

Tránh ăn tạng động vật như gan, thận, óc…

Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân…


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài