Đối với hầu hết các du học sinh, tài chính là một trong những vấn đề quan trọng và sẽ có phần hạn chế. Vì thế các bạn nên nhớ rằng tiết kiệm 1 đôla có nghĩa là bạn đã nợ ít hơn 1 đôla sau khi tốt nghiệp.

Những lời khuyên sau đây có thể giúp các bạn phần nào tiết kiệm tiền cho chính mình.

425 1 Nhung Loi Khuyen Tiet Kiem Chi Phi Khi Du Hoc Cho Dhs Canada

1. Sống tại ký túc xá của trường.

Cuộc sống bên ngoài trường có lẽ là một trải nghiệm thật tuyệt vời nhưng đổi lại bạn phải tốn nhiều chi phí hơn khi bạn sống tại ký túc xá. Theo một thống kê năm 2009, chi phí trung bình cho bốn năm học của một người sống ngoài ký túc xá là $ 77.132, và $ 51,763 dành cho những người sống tại trường, sự chênh lệch là $ 25,369.

Nếu bạn không muốn sống ở trường, hãy suy nghĩ đến việc chia sẻ phòng cùng người khác vì điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí cho tiền thuê nhà.

2. Nộp đơn cho các khoản tài trợ và học bổng.

Bạn nên nộp đơn cho những chương trình này càng nhiều càng tốt. Các khoản tài trợ và học bổng được phân theo mức điểm nếu bạn thỏa các điều kiện của chương trình thì bạn sẽ có thêm những khoản hổ trợ chi phí cho chính mình. Học thật giỏi là một ưu thế vì nó sẽ vừa tốt cho tương và góp phần tiết kiệm cho bạn.

3. Quản lý tiền vay sinh viên và các lãi vay khác một cách cẩn thận.

Nếu bạn được trợ cấp nhiều tiền hơn bạn thực sự cần, thì bạn nên yêu cầu một số tiền thấp hơn. Tránh sai lầm là chi tiêu cho những thứ không cần thiết và làm tăng nợ của bạn và đừng suy nghĩ tiền là có sẵn.

Xem lại chi tiêu của bạn mỗi tháng để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng và tiền của bạn sẽ kéo dài cho đến khi hết chương trình học của mình.

4. Hãy cảnh giác với thẻ tín dụng.

Đại học và các trường cao đẳng thường có những điểm quảng cáo cho các công ty thẻ tín dụng tìm kiếm khách hàng mới. Hãy thận trọng với điều đó vì thẻ tín dụng sẽ là một cách vay tiền rất tốn kém (lãi suất bình quân đối với thẻ tín dụng sinh viên là 17,3% dựa trên FCAC) và bạn phải trả hết tiền vay mỗi tháng.

5. Tạm ngưng các bảo hiểm sức khỏe và nha khoa nếu bạn đã có bảo hiểm tương tự.

Học phí của bạn thường sẽ bao gồm chi phí cho y tế và bảo hiểm nha khoa. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội để tạm ngưng các bảo hiểm của nhà trường, nếu bạn chọn tạm ngừng, bạn sẽ được hoàn trả và sẽ trừ vào tiền học phí của bạn. Mỗi trường sẽ có mức phí bảo hiểm khách nhau, có thể lên đến vài trăm đô la một năm. Nhưng hãy nhớ:

– Đừng lựa chọn tạm ngưng trừ khi bạn có bảo hiểm sức khỏe và nha khoa tương tự ở chổ khác.

– Bạn có thể phải cung cấp bằng chứng rằng bạn đã có bảo hiểm tương đương ở nơi khác để được lựa chọn tạm ngưng.

– Thường có một thời hạn để bạn chọn “tạm ngưng” nhưng sau ngày đó bạn không thể chọn.

6. Bán sách giáo khoa cũ.

Bán hoặc trao đổi sách giáo khoa cũ của bạn, hay bạn cũng có thể tìm một người bạn hoặc cửa hàng tại địa phương, họ sẽ bán sách giáo khoa cũ của bạn. Bạn sẽ mất một phần tiền nhưng bạn sẽ vẫn luôn kiếm được nhiều hơn là bạn bán sách cho thư viện trường.

7. Sử dụng sách cũ.

Sách giáo khoa mới rất tốn kém. Bất cứ khi nào có thể, hãy mua một phiên bản sách giáo khoa cũ mà bạn cần.

Mọi người thường có suy nghĩ là phải mua phiên bản mới nhất của một cuốn sách giáo khoa, nhưng hãy nhớ rằng phiên bản mới nhất có thể không có thay đổi đáng kể so với phiên bản trước đó.

8. Sử dụng thẻ sinh viên của bạn.

Nhiều doanh nghiệp cung cấp những chương trình giảm giá cho sinh viên học sinh, do đó hãy tận dụng lợi thế. Kiểm tra với hội sinh viên trường bạn cung cấp cho bạn một danh sách các doanh nghiệp địa phương cung cấp các chương trình giảm giá cho học sinh.

Dạo quanh các cửa hàng, sử dụng phiếu giảm giá, và tìm kiếm hàng giá rẻ.

Nó có thể có vẻ tẻ nhạt, nhưng đối với những sinh viên có ý thức, một vài đô la tiết kiệm sẽ được cho vào chương trình học tập.

9. Tận dụng các khoản khấu trừ thuế và các khoản tín dụng thuế cho sinh viên.

Cả chính phủ liên bang và cấp tỉnh cung cấp các khoản khấu trừ thuế và các khoản tín dụng thuế cho sinh viên cho những thứ như học phí, sách, chi phí di chuyển và nhiều hơn nữa.

10. Tiết kiệm chi phí đi lại

Đi bộ hay xe đạp là cách di chuyển rẻ nhất nhưng nếu nó không tiện lợi cho bạn, bạn có thể cân nhắc về phương tiện giao thông công cộng. Một vài trường đã bao gồm chi phí đi lại trong học phí của bạn, gọi là “U-pass”.

 


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài