Một niên khoá ở bậc đại học hay cao đẳng ở Canada bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 5. Một học năm có 3 học kỳ: Fall , Spring (còn gọi là Winter) và Summer. Mỗi học kỳ kéo dài khoảng 4 tháng. Trong thời gian hè, trường vẫn hoạt động thường và mở các lớp học hè.
Trong hầu hết các trường của chỉnh phủ, học phí sinh viên trả đã bao gồm chi phí cho cả ba học kỳ trên. Nếu trả đủ học phí thì sinh viên muốn học bao nhiêu thì học. Tuy nhiên, đối với các sinh viên ngoại quốc (visa students) thì có những trường thu học phí dựa trên tổng số các môn học mà sinh viên đăng ký. Họ có thể ấn định con số tối đa các môn mà sinh viên được theo học trong một năm. Nếu lấy thêm môn thì phải trả thêm tiền.
Để vào học tháng 9, thì từ tháng 10 trước đó một năm các em đã phải chuẩn bị làm hồ sơ. Vào giữa tháng 10 hay đầu tháng 11, các trường đại học cao đẳng sẽ mở application centre (trung tâm tiếp nhận hồ sơ SV) và các em bắt đầu nộp đơn trực tuyến. Khi mở hồ sơ thì các em làm theo hướng dẫn cụ thể tại website của khoa/trường mình muốn học , tạo một application account và password, trả tiền lệ phí xét đơn (application fee) và bắt đầu.
Khi có account rồi thì các em có thể chuẩn bị từng ít một, và hoàn tất vào cuối tháng 1. Mỗi khi nộp 1 giấy tờ gì đó như chứng chỉ IELTS, bảng điểm, CV.. thì hồ sơ sẽ được save lại trên application server và giữ nguyên đó . Chỉ khi nào các em bấm chữ “submit” tức là Nộp thì bộ hồ sơ này mới chuyển tới cho văn phòng xét hồ sơ (application centre).
Bộ hồ sơ học graduate studies ( bậc Cao Học MA & Tiến Sĩ PhD) thì phức tạp nên tôi sẽ không đi vào chi tiết ở bài này . Một bộ hồ sơ college hay undergraduate (bậc cử nhân) tại university thường rất đơn giản. Nó sẽ bao gồm:
– phần thông tin cá nhân (personal information) bao gồm ngày sinh, địa chỉ, số phone, tốt nghiệp trường nào, nước nào …
– transcript: phiếu điểm scan thành pdf hay jpg file và bằng tốt nhiệp nếu có
– letter of intent/statement of purpose/plan of sutdy hay essay: thơ trình bày tại sao mình muốn học ngành này. Có nhiều nghành ở college họ không đòi phần này.
– writing sample: nếu như học những ngành văn chương, xã hội ; portfolio: nếu học về nghệ thuật hay past projects: nếu học khoa học…
– điểm TOEFL hay IELTS cho SV ngoại quốc
– Resume/CV – Tức là bảng thành tích các nhân . Nếu các em không biết đó là gì thì Google “sample C.V” or Sample resume.
Sau khi các em ấn nút Submit, nhà trường hay đúng hơn là cái khoa mà các em xin vào sẽ xét đơn. Họ cũng cần thời gian, một tới 2 tháng là nhanh lắm . Khi trả lời thì sẽ có 3 trường hợp xẩy ra:
– Nếu thí sinh rớt thì trường sẽ gởi thơ từ chối gọi là Refusal letter
– Nếu thí sinh đậu thẳng thì trường sẽ gởi Admission letter, còn gọi là letter of admission (LOA) . Coi hình số 1b và 1
– Nếu đậu có điền kiện thì thí sinh sẽ nhận một lá thư gọi là Conditional Admission Letter.
Trong đó nhà trường sẽ ghi rất rõ điều kiện (conditions) là những gì và khi nào là hạn chót cho thí sinh thoả mãn điều kiện đó.
Ví dụ: các em học trung học chưa hết lớp 12 mà các em đã nộp đơn đại học vào tháng 9 năm sau thì trên lá thư conditional admission offer sẽ ghi rõ các em phải bổ sung bằng tốt nghiệp trung học cho nhà trường trước tháng 9. Coi hình số 2
Viết tới đây tôi muốn lưu ý các sinh viên Việt Nam vài điều hết sức quan trọng sau đây:
1/ Nếu các em nộp đơn vào đại học, college ngành nào thì lá thơ chấp nhận Admission
Offer của các em phải ghi rõ ràng rằng các em được nhận vào chính ngành đó. Còn nếu các em học tài chánh, nấu ăn, ngân hàng… nhưng trên lá thơ admission offer họ ghi rằng các em được nhận vào lớp ESL, EAP, English preparation program … thì tức là các em không được nhận vào ngành các em muốn.
Nếu đó chính thực là 1 lá thư conditional admission offer (nhận có điều kiện) thì thư đó sẽ ghi rất rõ ở trên đó như trong hình minh hoạ dưới đây. Còn nếu như các em nộp đơn vào một trường college mà lại nhận thư admission offer từ một trường dạy ngôn ngữ tiếng Anh ở ngoài thì hãy coi chừng đang đi lạc đường.
Nếu đã học xong các lớp tiếng Anh rồi vẫn phải re-apply vào college trở lại thì điều đó có nghĩa là các em chỉ học tiếng Anh mà thôi . Để hiểu rõ sự tai hại của việc này, hãy đọc bài . Khả năng anh ngữ và time gap.
2/ Hãy bắt đầu từ tháng 9 theo đúng chính khoá.
Một số college vẫn nhận sinh viên vào tháng một, tức là giữa học kỳ . Điều này có lợi trước mắt cho sinh viên nhưng đối với sinh viên Việt Nam thì sẽ tốn nhiều tiền hơn. Lý do là bởi vì học kỳ 2 sẽ kết thúc vào giữa tháng tư. Thời gian mùa hè từ tháng 5 tới tháng 9 chưa chắc nhà trường đã mở những khoá mà họ dạy vào học kỳ một.
Như vậy trong khoảng thời gian trống này sinh viên phải về nước vì luật Immigration không cho phép các em ở Canada 3 tháng mà không học hành gì cả. Còn nếu vẫn ở Canada thì tốn thêm nhiều chi phí ăn ở cộng vào đó là phải tốn thêm tiền đăng ký một khoá học linh tinh gì đó để trám thời gian mà chưa chắc đã tìm được những khoá như nguyện vọng.
3/ Nếu các em định sang Canada học tiếng Anh trước thì hãy đọc bài khả năng anh ngữ và time gap sau để hiểu rõ thêm vấn đề.
Lunxit Bactero
December 11, 2018