– Du học theo diện Student Direct Stream SDS ( mới thay cho CES ) thì khá đơn giản, mọi thứ giấy tờ đều nộp online chi tiết trên website của chính phủ :
https://www.canada.ca/…/study-pe…/student-direct-stream.html
Sơ bộ thì chỉ cần những giấy tờ sau : Admission Letter của trường học ( xem trên website của trường họ yêu cầu gì ở mục Admission ); Khám Sức Khỏe ( chọn Vietnam xem những phòng khám chỉ định http://www.cic.gc.ca/pp-md/pp-list.aspx ); Ra Bank hỏi làm Guaranteed Investment Certificate (GIC) trị giá C$10,000 để du học; Receipt đóng học phí năm đầu tiên cho trường; IELTS 6.0 ( hoặc French 7.0 Test d’évaluation de français nếu muốn học ở Montreal hoặc Quebec ).
Các bạn chuẩn bị kỹ, gom đủ hết scan và nộp online thì vài tuần là có Visa ngay
– Riêng về du học diện chứng minh tài chính thì nhiêu khê hơn một chút. Cái tên đã nói lên hết vấn đề của nó, bạn phải chứng minh tài chính sao cho đủ cover cho những năm học hành ở Canada, và study plan phải rõ ràng hợp lý kèm theo lý do quay về Vietnam sau khi học xong.
Về Study Plan: bản kế hoạch này phải kể lể quá trình học từ phổ thông giỏi những môn gì và yêu thích những môn gì ( nên nói xạo sao cho nó match với ngành sẽ du học nhưng phải hợp lý so với học bạ cấp 3 ), lên Đại học/Cao Đẳng thì học không đúng ngành phù hợp với bản thân do định hướng của gia đình và bản thân lúc đó chưa có kiến thức thực tế và xã hội, đi làm thì do yêu cầu của công việc nên cần phải đi học Post Grad 1 năm nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ để khi quay về Việt Nam sẽ làm việc hiệu quả với mục tiêu thăng tiến lên vị trí cao hơn. Một trong những ngành Post Grad 1 year để lấy Visa tương đối phù hợp với đa số công việc là Project Management ( các ngành khác các bạn tự search thêm nhé ) để làm Supervisor hoặc Manager. Với ngành học 1 năm này các bạn sẽ giải quyết được 4 vấn đề hay bị tick trong visa refusal letter : thiếu tài chính, thời gian học ở Canada quá dài, không có lý do quay về, chương trình học không phù hợp mục đích học.
Về Tài chính: đóng trước 1 năm học phí của trường để lấy Receipt, Sao kê thu nhập lương tháng hoặc hóa đơn mua bán kinh doanh, có bao nhiêu sổ hồng sổ đỏ sổ xanh sổ trắng gì thì sao y công chứng ra hết với thời gian gửi trước khi nộp hồ sơ khoảng 3 tháng và có kỳ hạn 1 năm ( có visa rồi thì rút ra hết trả nợ chả vấn đề gì, tiền lãi cũng chả là bao, có vài bank cho gửi vào 300 triệu nhưng làm sổ 1 tỉ, trả lãi 700 triệu trong 2~3 tháng cầm sổ 1 tỉ đó các bạn tự liên hệ hỏi nha, it’s not my business ). Các bạn phải đưa ra tính toán chi tiết trong Study Plan là : tiền học phí ( đã đóng trước 1 năm còn lại x tiền ), tiền sinh hoạt phí 1 năm là $15,000 ( nhân cho số năm học là y tiền ), gia đình đã có sẵn số tiền ( nên là double của số x + y ). Ví dụ học 1 năm cả học phí và sinh hoạt phí là $30,000 thì thì sổ tiết kiệm phải tương đương tối thiểu $60,000 nhưng cũng đừng cao hơn gấp 3 lần sẽ không tốt. Ngoài số tiền Savings, các Officers còn chú trọng nhiều vào số tiền thu nhập ( để xem có phù hợp với số tiền Savings hay không ). Income bao gồm cả salary, tiền thưởng, tiền trúng số, tiền chạy xe ôm thêm ngoài giờ, tiền gia đình chu cấp.
Một cách để tăng khả năng tài chính lên là Hợp đồng cho thuê nhà : nhờ bạn thân ra Phòng công chứng làm Hợp đồng cho thuê nhà kỳ hạn 2 năm để chứng minh trong lúc đi học vẫn có income trang trải cuộc sống. Tiền thuê nhà trong hợp đồng tùy nhà bé hay bự, gần hay xa trung tâm mà phang 10~50 triệu/tháng. Nên làm việc này 6 tháng trước khi nộp hồ sơ, sau khi có hợp đồng rồi thì nhờ ai thân tín cầm CMND ra bank nộp vào tài khoản của bạn mỗi tháng đúng với số tiền trên hợp đồng thuê nhà ( dĩ nhiên là tiền của mình tự nộp cho mình rồi, không biết có ai hỏi câu hỏi ngớ ngẩn này không ahihi tiền đâu? )
Các giấy tờ mua bán hoặc sở hữu nhà đất hoặc xe hơi ( đừng gom xe máy hay điện thoại thì lầy quá ) cũng rất hữu dụng trong việc chứng minh tài chính và lý do quay về do còn ràng buộc vật chất ở Việt Nam. Ngoài ra, một tài sản cực kỳ vô giá có thể thế chấp ở Việt Nam và nghiễm nhiên được hiểu là sẽ phải quay về khi học xong : vợ con ( cho những ai đã lập gia đình ).
– Để đưa vợ/chồng và con cái sang Canada trong lúc du học thì có 2 cách mình sẽ nêu ra sau đây cái lợi và hại của cả 2 để tùy gia cảnh của các bạn mà cân nhắc thật kỹ chọn làm cho hợp lý, ai ở trong chăn mới biết chăn có rận chứ người ngoài có nói đốc thúc thì cũng như gió thoảng mây bay. Lý do gì để làm việc này : spouse sẽ có work permit đi làm full time dư sức cover chi phí cho cả nhà và con cái được đi học miễn phí từ 4 tuổi trở lên ở lớp JK Junior Kindergarten tương đương lớp mầm chồi lá ở quê mình. Trẻ con qua càng sớm trước 10 tuổi càng sẽ có được Canadian Accent mà không lẫn lộn Vietnamese Accent khi nói tiếng Anh cũng như sẽ hiểu văn hóa và sống văn minh hơn.
+ Đi cùng lúc trong hồ sơ nộp đi du học : tài chính phải cực kỳ mạnh và/hoặc có business ở Việt Nam, ngoài ra cũng cần nhiều may mắn. Cái lợi là cả nhà cùng ở bên nhau đỡ phải buồn tủi khi xa nhau nhất là vào mùa đông depression sẽ thấm lắm cảnh xa nhà. Cái hại là cả nhà đi vậy mà chưa ai biết gì về Canada thì sẽ khá tốn kém trong thời gian ít nhất là 6 tháng~1 năm đầu, nguy cơ rớt Visa cũng cao hơn hồ sơ đi cá nhân.
+ Người đi du học trước, lần mò đường đi nước bước quen cuộc sống ở Canada rồi sau 8 tháng~1 năm thì làm hồ sơ Visitor Visa cho người còn lại và con cái. Khi họ qua đến Canada thì làm Open Workpermit cho Spouse và Visitor Record/Study Permit cho con cái ở lại theo đúng thời hạn Study/Work Permit của Người đã đi du học trước đó ( Chi tiết làm thế nào để Hồi 6 mình bàn chi tiết hơn cùng với các việc lấy và renew Study Permit & Visa )
Hồ sơ đi du học được xét Case-by-Case riêng lẻ, cho nên tuy là cùng background nhưng có người đạt Visa có người lại Failed, âu cũng là chưa đúng thời điểm và duyên chưa tới. Các bạn cứ cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật tốt và sẵn sàng đừng để bản thân rơi vào trạng thái thụ động vì bất kỳ một yếu tố nào kể cả người thân quen. Cũng đừng nản hoặc tiếc tiền vì đã xác định đi con đường này là dài hơi và tốn kém, nhưng quy cho cùng thì vẫn còn rẻ và lời hơn là chi phí ban đầu chi cho các con đường khác như đầu tư hay kết hôn. Mất cái này được cái khác thôi các bạn ạ, muốn không bỏ nhiều tiền thì phải bỏ nhiều công sức, what goes around comes around!
Theo Phil