Vậy những lý do nào khiến bạn rớt Visa du học Canada? Làm thế nào để khắc phục?
Xin Visa du học Canada dễ hay khó phụ thuộc vào hồ sơ của bạn
Một bộ hồ sơ hoàn hảo quyết định đến hơn 90% khả năng đậu visa của bạn. Hồ sơ xin visa không chỉ phải đầy đủ, chính xác tất cả các loại giấy tờ yêu cầu, mà còn phải được sắp xếp theo thứ tự khoa học, được dịch thuật thêm một bản khác.
Nếu như bạn gặp vấn đề ở một trong tất cả giấy tờ thì bạn có thể trượt visa dễ dàng hơn bạn nghĩ. Giấy tờ nào trong hồ sơ cũng quan trọng, nhưng bạn nên lưu ý những mẫu đơn và chứng minh dưới đây nhất để có sự chuẩn bị tốt nhất:
– Chứng minh công việc: Bạn sẽ có lợi thế hơn khi có một công việc ổn định với thu nhập cao hơn là một con số lớn trong sổ tiết kiệm. Đại sứ quán sẽ không rõ số tiền đó do bạn vay hay nguồn gốc từ đâu mà có vì thế có thể sẽ nghi ngờ mục đích nhập cảnh của bạn.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc người đã nghỉ hưu thì khả năng đậu visa sẽ cao hơn, công việc của bạn sẽ tạo ràng buộc rằng bạn sẽ quay về Việt Nam ngay trước khi hết hạn visa.
– Hộ chiếu của bạn: Nếu bạn chưa từng đi du lịch đến một quốc gia nào khác, tức là hộ chiếu của bạn trắng tinh, không có dấu nhập cảnh thì cũng làm giảm khả năng đậu visa Canada. Kinh nghiệm xuất cảnh sẽ tạo sức thuyết phục lớn hơn với Đại sứ quán Canada, vì thế hãy cố gắng đi các nước Đông Nam Á và Châu Á trước khi làm visa đi Canada.
– Một lịch trình cụ thể: Hãy xác nhận lịch trình bên Canada của bạn bằng booking máy bay, booking khách sạn, những điểm đến… để làm Đại sứ quán tin rằng mục đích thực sự của chuyến đi là du lịch, thăm thân, công tác và bạn đã chuẩn bị khá kỹ càng cho chuyến đi.
– Thư mời: Nếu bạn có thư mời từ người thân bên Canada thì Lãnh sự quán sẽ có cơ sở để tăng yếu tố tin cậy vào hồ sơ của bạn.
5 lý do phổ biến khiến bạn bị trượt visa du học Canada là gì?
1. Năng lực học tập và trình độ tiếng Anh chưa chuẩn
Với chương trình SDS hiện nay, các bạn sẽ không cần phải chứng minh tài chính phức tạp như trước, tuy nhiên, thay vào đó Đại sứ quán sẽ xem xét visa của bạn chặt chẽ hơn về mặt học lực và khả năng tiếng Anh. Tất cả những điểm số, thành tích, năng lực học tập gồm cả học thuật và tiếng Anh của bạn đều sẽ nằm trong “tầm ngắm” của Đại sứ quán. Nếu bạn không đạt tối thiểu là học lực khá trở lên và sở hữu chứng chỉ tiếng Anh đủ chuẩn thì việc trượt Visa du học Canada hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Mắc lỗi về nội dung thư giải trình
Như các bạn biết rằng, trong hồ sơ xin visa du học Canada, chúng ta cần phải có một bức thư giải trình. Hay nói cách khác là một Study Plan, nơi trình bày chi tiết về năng lực học tập, lý do du học cũng như kế hoạch sau khi học xong của bạn. Tuy nhiên do không cẩn thận rất nhiều bạn mắc lỗi khi viết bức thư này. Các bạn khiến cho Đại sứ quán hiểu nhầm mục đích của bản thân mình. Khi họ nghi ngờ bạn, thì “cơ hội” trượt visa du học Canada của bạn là khá cao đó.
3. Thông tin thiếu chính xác
Tiếp tục lại một lỗi nữa về mặt thông tin khiến bạn không nhận được Visa du học Canada. Đây là lỗi ít gặp nhưng không phải chưa từng xảy ra. Đó là vì một số bạn đã giả mạo thông tin khi làm visa du học. Có thể vì một lý do nào đó khiến bạn đã “lỡ bước đưa chân” theo con đường này. Nhưng New Ocean thực lòng khuyên bạn đừng bao giờ nghĩ tới lựa chọn này nhé. Viêc giả mạo thông tin có thể khiến bạn sẽ bị cấm nhập cảnh trong một khoảng thời gian nhất định đó. Không chỉ vậy việc này còn khiến bạn khó khăn hơn khi xin visa vào các quốc gia khác trong tương lai nữa đó.
4. Gặp vấn đề về chứng minh tài chính
Mặc dù bạn lựa chọn du học Canada theo chương trình CES không cần chứng minh tài chính nhưng không có nghĩa Đại sứ quán và Lãnh sự quán sẽ không yêu cầu bạn cung cấp thông tin này để xác nhận. Trong những trường hợp cần thiết bạn vẫn cần phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh được khả năng tài chính của bản thân và gia đình đảm bảo duy trì cuộc sống khi theo học tại xứ sở lá phong. Vì vậy dù lựa chọn hình thức du học Canada theo cách nào, bạn vẫn cứ nên chuẩn bị đầy đủ thông tin và giấy tờ bạn nhé.
5. Bạn bị nghi ngờ có ý định ở lại quá hạn
Trong quá trình gửi hồ sơ cũng như phỏng vấn trực tiếp, nếu bạn khiến nhân viên Đại sứ quán nghi ngờ về mục đích của mình rất có thể bạn sẽ bị đánh trượt visa du học Canada. Vì vậy, hãy cho họ thấy bạn có đủ lý do và ràng buộc để quay trở về Việt Nam theo đúng quy định. Những suy nghĩ về việc ở quá hạn hay nhập cư trái phép là không tồn tại trong bạn.
Làm gì khi rớt Visa du học Canada?
Khi đã bị từ chối visa, phương án tốt nhất cho bạn là nộp lại hồ sơ xin Visa du học Canada. Thư từ chối chứa rất nhiều thông tin quan trọng. Hãy đọc thư cẩn thận và lưu ý bất cứ thông tin gì giúp bạn “làm mạnh thêm” cho hồ sơ nộp lại. Nhớ rằng hồ sơ xin lại visa của bạn rất có thể sẽ được chuyển cho một Viên chức Lãnh sự khác xét duyệt. Viên chức này sẽ có cái nhìn và quan điểm khác với những giấy tờ bạn cung cấp.
Khi nộp lại hồ sơ xin visa du học Canada, bạn cần lưu ý các thủ tục liên quan đến việc điền đơn xin visa. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng và đầy đủ các bước để tránh bị từ chối lần tiếp theo. Nếu hồ sơ cũ của bạn bị từ chối vì vấn đề giấy tờ, bạn hãy chỉnh sửa lại cho đúng. Kiểm tra lại các thông tin bạn đã cung cấp và cung cấp thêm thông tin bổ sung nếu cần thiết. Khi nộp thêm giấy tờ, hãy nhớ giải trình vì sao bạn không cung cấp chúng trong hồ sơ đầu tiên.
Những lưu ý khi nộp hồ sơ xin visa Canada
Bạn không nộp hồ sơ tại Đại sứ quán mà sẽ nộp tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Canada (CVAC), nhân viên của CVAC sẽ kiểm tra hồ sơ xem đã đầy đủ chưa (chứ không xét duyệt hồ sơ của bạn), sau đó họ sẽ đi nộp hồ sơ giúp bạn vào ngày làm việc tiếp theo.
Văn phòng thị thực Canada sẽ xét duyệt hồ sơ và quyết định có cấp visa cho bạn hay không. Nếu bạn đậu, họ sẽ dán thị thực vào hộ chiếu của bạn, yêu cầu bạn đến lấy hoặc gửi một thư giải thích lý do bạn không được cấp visa. Bạn sẽ được nhận lại hộ chiếu ít ngày sau đó.
Theo: New Ocean