Nếu du khách có mang theo các sản phẩm kể trên, khả năng cao là du khách sẽ được kiểm tra hết sức kĩ càng từ phía nhân viên hải quan.
Một số trường hợp kiểm tra nhanh, một số trường hợp sẽ delay thời gian nhập cảnh của du khách.
Trước khi bay sang Canada, du khách hãy kiểm tra quy định một lần nữa. Quy định xem du khách được mang gì và không được mang gì vào Canada có thể giao động, còn tùy theo sản phẩm du khách định mang theo là gì.
Một số quy định khác lại còn tùy thuộc vào tỉnh và vùng lãnh thổ du khách sắp đến. Nhiều khi lại tùy thuộc vào tình hình thời sự và dịch bệnh hiện tại.
Lấy ví dụ ngay lúc này thì Dịch tả lợn Châu Phi đang hành hoành. Chính vì vậy mà Hải quan Canada cũng đang gắt gao kiểm tra các loại thực phẩm kể trên.
Là công dân Việt Nam, du khách chỉ được mang các danh sách sản phẩm sau:
* Đồ được nướng trong lò (như bánh), kẹo
– Không có thành phần là thịt.
– Mỗi người có thể mang tối đa 20 kg.
* Sản phẩm từ sữa
– Pho mai: Tối đa mỗi người được mang 20 kg.
– Ngoài phô mai, hầu như các sản phẩm khác từ sữa đều bị cấm. Các mặt hàng sau đều KHÔNG được mang:
Sữa;
Các sản phẩm làm từ sữa (váng sữa (whey), kem (cream), sữa tách béo (skim milk), dầu bơ (butter oil), và các sản phẩm tương tự.
Trong tất cả các thể: sấy khô, đông lạnh, hoàn nguyên, hoặc dưới dạng tươi.
* Cá và các loại hải sản
– Tất cả các loài đều được mang NGOẠI TRỪ: Cá nóc (pufferfish); Cua biển Trung Quốc (Eriocheir sinensis).
– Nếu du khách nhập khẩu quá nhiều và vượt quá số thủy sản quy định, du khách sẽ cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
* Hoa: đã cắt và không có khả năng sinh sản ra cây mới (không mang hạt, không phải cây giống, sang chiết,…).
* Hoa quả và rau (loại sấy khô): Tối đa là 20 kg/người.
* Hoa quả và rau (đông lạnh hoặc đóng hộp): Tối đa 20 kg/người.
* Hoa quả và rau (đồ tươi)
– Quy định tùy vào nguồn gốc của loại hoa quả và rau đó
– Không kèm theo môi trường sống của loại hoa quả và rau đó, như đất và các vật liệu có liên quan.
* Lá thảo dược/thảo mộc (herbs), đồ gia vị (spices, condiments), trà (tea), cafe: Được phép mang theo khi nhập cảnh Canada.
* Sữa công thức trẻ em (Infant formula)
– Đóng gói/đóng hộp có nhãn hiệu.
– Chỉ sử dụng với mục đích cá nhân (không phải mục đích thương mại).
– Vô trùng.
– Tối đa 20 kg/người.
* Thịt
– Quy định về mặt lý thuyết:
Tối đa mỗi người được mang 20 kg thịt chín (cooked), được chuẩn bị theo đúng chuẩn thương mại (commercially prepared), vô trùng theo đúng chuẩn thương mại (commercially sterile), ổn định (shelf-stable)(có thể bảo quản được ở nhiệt độ phòng) khi được bảo quản kín, có bao bì. Bao bì cần bao gồm các thông tin nhận diện nhãn hiệu, tên sản phẩm cùng nguồn gốc xuất xứ.
– Bao bì được niêm phong kín có thể bao gồm: lọ thủy tinh, lon, đĩa nhựa dùng 1 lần có nắp đậy, túi zip.
– Các loại thịt tươi, sấy khô, phơi khô, cured meat (đã được chế biến, tẩm ướp mà không phải thịt chín,…) đều KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MANG VÀO CANADA.
– Nếu thịt có nguồn gốc từ thịt bò, thịt cừu, thịt dê,… thì chỉ được nhập khẩu từ những nước không có nguy cơ bị nhiễm bệnh não Bovine Spongiform (còn có tên khác là bệnh BSE hoặc bệnh bò điên).
* Vỏ sò và cát
– Được phép mang: Vỏ sò và các sản phẩm được làm từ vỏ sò; Một lượng nhỏ cát từ các bãi biển.
– Không được bao gồm các động vật, đất, thực vật và các chất liệu có liên quan.
* Đồ lưu niệm bằng gỗ: Trên đồ không bao gồm vỏ cây, côn trùng hay dấu hiệu về hoạt động của côn trùng.
2. Các đồ được phép mang vào Canada mà cần có giấy từ chứng minh
Các sản phẩm cần giấy tờ chứng minh bao gồm: Thịt và pho mai (hoặc các sản phẩm từ sữa được cho phép phía trên); Các loại hạt; Thực vật; Các loại quả; Động vật sống.
Lúc này các loại giấy tờ cần có: Permit được phát hành từ Canada trước thời điểm nhập cảnh, và/hoặc Giấy chứng nhận từ quốc gia sản xuất sản phẩm.
Để xin Permit, du khách hãy liên lạc với Centre of Administration for Permissions. Nếu du khách không có các giấy tờ cần thiết, các vật dụng,
3. Một số lưu ý thêm
Hãy khai báo tất cả các đồ dùng sản phẩm liên quan đến Thức ăn, Thực vật và Động vật (Food, Plant, Animal: FPA) của du khách với CBSA khi du khách vào Canada, dù đó có phải là đồ được phép mang vào Canada hay không. Nếu du khách không chắc về vật dụng nào đó trong hành lý, đừng giấu mà hãy hỏi ngay nhân viên hải quan.
Hãy xác nhận một cách rõ ràng các yêu cầu nhập khẩu đối với sản phẩm có liên quan đến thức ăn, thực vật, động vật trước khi bay
Hãy làm sạch hết tất cả các sản phẩm đất và hữu cơ có lưu lại trên quần áo, giày bốt, phương tiện, hành lý,… nếu du khách đã từng leo núi, thăm trang trại tại Việt Nam và các quốc gia khác,…
Du khách có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Automated Import Reference System (AIRS) của Canadian Food Inspection Agency (CFIA) để kiểm tra xem vật dụng của du khách có được mang sang Canada hay không.
Ngoài việc cập nhật các quy định cấm đem theo thịt, sữa, nếu du khách có mang theo đồ ăn (sống, chín, đóng, hộp), thuốc men, nước chấm (tương, mắm),… thì nên in ra 1 danh sách có ghi rõ tên sản phẩm thể hiện thành phần (tất nhiên là ghi bằng Tiếng Anh) là số lượng và nên để trong bao bì, ghi nhãn mác đàng hoàng như những gì bạn khai trên đơn nhập cảnh của mình vậy. Đồng thời dán tên giải thích tương ứng lên các gói, hộp đồ ăn mang theo.
Khi nhập cảnh, du khách hãy đưa danh sách đã ghi sẵn ra cho nhân viên hải quan với ý nghĩa là khai báo thành khẩn. Trong trường hợp này, nếu có gì không được mang vào nhân viên hải quan sẽ giữ lại. Sẽ đỡ hơn là du khách để nhân viên hải quan kiểm tra và soi ra.
Nguồn: tourcanada.vn