Sau Tết vừa qua, tôi cùng cô bạn đồng nghiệp người Canada đến một toà văn phòng trên phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) để làm việc. Chúng tôi cần lên tầng cao của toà nhà nên buộc phải đi thang máy.

Khi có mặt ở sảnh chờ, tôi đã thấy nhiều người đứng đó đợi sẵn. Do tòa nhà khá cao, khoảng 7 phút sau, thang máy dừng ở sảnh để đi lên.

Điều lạ đầu tiên là có người trong thang máy còn chưa ra hết thì người đợi bên ngoài đã đi vào khiến "tắc đường" ở cửa thang máy.

Nhưng chuyện đó chưa khiến cô bạn người Canada của tôi ngạc nhiên.

Cô ấy trố mắt khi thấy có vài người mới lên tới tầng 1 đã ra khỏi thang! (tức là chỉ đi thang máy 1 tầng, trong khi những người đó cùng đứng đợi thang máy 7 phút ở sảnh như chúng tôi).

Mới sang Việt Nam nên có lẽ đây là lần đầu cô bạn của tôi thấy cảnh ‘lười’ như thế này của dân văn phòng. Đồng nghiệp hỏi tôi: "Chỉ 1 tầng thôi cũng đợi thang máy sao?" (tôi xin lưu ý thêm là những người này không mang vác vật nặng gì).

"Chỉ 1 tầng thôi, nhưng đó là thói quen" - tôi nhún vai giải thích với đồng nghiệp, ngầm thừa nhận là có vẻ không ít người làm văn phòng hiện nay đang lười vận động quá.

Trong thang máy hôm đó có khá nhiều người dừng ở tầng 2, tầng 3.

Với cô bạn người Canada thì chuyện này có lẽ gây ngạc nhiên nhưng tôi thì thấy điều đó nhiều rồi nên thành quen.

Nhưng trong thâm tâm, tôi nghĩ nếu dành thời gian chờ thang máy lâu như vậy, chi bằng đi thang bộ có lẽ sẽ nhanh hơn, lại khoẻ khoắn (xin lưu ý là có nhiều bạn trẻ chọn cách đợi để đi thang máy).

Cấm đi thang máy để giảm bệnh văn phòng

Tôi làm cho một doanh nghiệp nước ngoài, trụ sở làm việc 5 tầng. Trụ sở cơ quan có thang máy nhưng trong điều kiện bình thường cả sếp lẫn nhân viên đều không được sử dụng (trừ trường hợp khẩn cấp, được bảo vệ giám sát).

Lý do vì công ty muốn mỗi thành viên ít nhất có thể vận động bằng hình thức đi thang bộ để giảm bệnh văn phòng (mỏi lưng, đau mỏi tay chân, vai gáy, căng thẳng, stress,...

Tóm lại để tăng cường vận động.

425 1 Tay Tro Mat Vi Nguoi Viet Di 1 Tang Cung Doi Thang May

Mọi người ban đầu khá oải, nhất là vào buổi trưa ăn no xong mà leo 4-5 tầng lầu. Nhưng ai cũng thực hiện (dù nhiều người thấy việc này nhiều lúc giống như cực hình vậy).

Ngay như cô bạn tôi cũng vậy, bất cứ lúc nào có thể đi bộ hay đạp xe là cô ấy đều làm. Chưa kể cô ấy duy trì chế độ tập thể dục đều đặn nên dẻo dai, luôn tràn đầy năng lượng. Mỗi tuần 2 buổi cô ấy đều đi tập ở phòng gym đến 9g tối mới về.

Tôi không có ý chê bai vì mỗi người một cách rèn luyện khác nhau. Nhưng nhìn các bạn nước ngoài chăm chỉ vận động, lúc nào cũng nhanh nhẹn, tôi cũng thấy thèm (vì thực sự chính tôi cũng không có được thói quen như vậy).

Và thực sự thì tôi thấy rằng sức làm việc của các bạn nước ngoài trong nhóm chúng tôi dẻo dai vượt trội.

Có thể làm cùng khối lượng và thời gian như nhau, nhưng các bạn rất hiếm khi tỏ ra... 'thiếu oxy'! Từ khi hòa nhập vào môi trường đó, tôi cũng bắt đầu tập thói quen rèn sức khỏe bằng cách chạy bộ.

Người Việt thấp còi vì lười vận động

Theo thông tin từ Viện dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2014 thì người Việt Nam thấp nhất khu vực châu Á.

Trong 30 năm qua, người Việt có cao lên nhưng cao rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được 1cm. Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam được công bố năm 104 là 164 cm, thua 8 cm so với Nhật và thua 10 cm so với Hàn Quốc.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao như khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài, môi trường sống không đảm bảo,… Lười vận động cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc này.

Với những người lười vận động, nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm đa khớp dạng thấp, gout, loãng xương... là rất cao.

Nguoofn: VietnamNet.


© 2024 - Tạp chí CANADA

Liên hệ

1455 De Maisonneuve Blvd. W.
MontrealQuebec
H3G 1M8 Canada 

Tìm bài