Dựa vào dữ liệu Forbes thu thập trong vài thập kỷ qua, quy mô của tầng lớp trung lưu đang dần thu hẹp. Điều đó đồng nghĩa là khả năng trở thành tầng lớp trung lưu trong tương lai của bạn là không cao. Bạn chỉ có thể trở thành người nghèo hoặc giàu có. Vậy bạn muốn thuộc tầng lớp nào?
Nếu bạn muốn “sánh vai” cùng người giàu, bạn nên bắt đầu học cách suy nghĩ như họ. Dưới đây là 10 sự khác biệt giữa tầng lớp trung lưu và thượng lưu để bạn có thể tự rút ra bài học cho bản thân:
1. Giới trung lưu chọn cuộc sống thoải mái, giới thượng lưu chọn ngược lại
“Luôn sẵn sàng khi điều không hay đến và tỏ ra thoải mái với chúng. Bạn có thể gặp khó khăn nhưng đó chỉ là một cái giá nhỏ để trả cho việc sống với ước mơ” – Peter McWilliams.
“Trong đầu tư, điều dễ dàng thường hiếm khi sinh lợi nhuận” – Robert Arnott.
Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm một công việc “an toàn” hay luôn dễ chịu khi làm cùng với một số người? Giới trung lưu thường nghĩ rằng, thoải mái chính là hạnh phúc, trong khi đó, giới thượng lưu luôn biết rằng, điều phi thường chỉ xuất hiện khi họ đặt bản thân vào những tình huống mạo hiểm.
2. Giới trung lưu sống trên mức thu nhập, giới thượng lưu sống dưới mức khả năng
Bạn sẽ không thể nghĩ một tỷ phú sẽ phải luôn sở hữu một chiếc xe trị giá 100.000 USD hay một ngôi nhà trị giá hàng triệu USD. Những người giàu không tiêu tiền cho tiêu sản, họ bỏ thêm tiền vào khối tài sản và sống dưới mức khả năng mà họ có. Theo trích dẫn trong cuốn sách “The Millionaire Next Door”, những chiếc xe của giới thượng lưu đã có tuổi đời vài năm và họ không mua chúng mới 100%. Ngay cả khi tài chính của họ đủ khả năng mua một chiếc xe hơi mới lạ và sang trọng nhưng họ thường không mua.
Hãy nhớ rằng, nếu bạn kiếm được 1 tỷ USD/năm và bạn tiêu 1 tỷ USD/năm, bạn vẫn tay trắng.
3. Giới trung lưu leo bậc thang thăng tiến trong doanh nghiệp, giới thượng lưu sở hữu doanh nghiệp đó
“Những người giàu nhất thế giới luôn tìm kiếm cơ hội và xây dựng mối quan hệ, còn mọi người chỉ tìm kiếm công việc” – Robert Kiyosaki.
Tầng lớp thượng lưu có xu hướng làm việc cho người khác. Họ có một việc làm, có một sự nghiệp để phấn đấu, còn tầng lớp trung lưu có xu hướng tự làm chủ. Họ cũng sở hữu một công việc nhưng là sở hữu doanh nghiệp mà tầng lớp thượng lưu đang làm thuê. Họ sở hữu cái thang của công ty mà giới trung lưu đang bận rộn làm việc để leo lên từng nấc một. Người giàu hiểu, họ cần nhiều người làm việc cho họ để kiếm nhiều tiền hơn và hơn ai hết, họ hiểu được sức mạnh của thu nhập thụ động.
4. Giới trung lưu làm bạn với tất cả mọi người, giới thượng lưu “chọn bạn mà chơi”
“Hãy chơi với người giỏi hơn bạn, chọn cộng sự làm việc tốt hơn bạn và bạn cũng sẽ phát triển theo hướng đó” – Warren Buffett.
Người giàu hiểu rằng, khi bạn bao quanh mình bởi những người thành công, thành công của bạn sẽ đến theo sau họ. Tương tự, sống xung quanh những người không thành công có thể khiến bạn luôn thất bại. Thu nhập của bạn thường là trung bình thu nhập của ba người bạn thân nhất. Vì thế, nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, hãy tự “nhốt” mình trong vòng vây của những người kiếm nhiều tiền hơn. Đó chính là bí quyết để bạn học cách suy nghĩ như người thành công. Nếu bạn muốn giàu, bạn phải biết nghĩ như người giàu.
5. Giới trung lưu làm việc để kiếm tiền, giới thượng lưu làm việc để học hỏi
“Khi bạn còn trẻ, hãy làm việc để học, đừng vì kiếm tiền” – Robert Kiyosaki.
Tầng lớp trung lưu dễ dàng “nhảy việc” khi một doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao hơn. Tuy nhiên, giới thượng lưu lại hiểu rằng, làm việc vì tiền là không đúng, đặc biệt trong những năm đầu. Đó là giai đoạn để bạn phát triển các kỹ năng và kiến thức để trở nên giàu có trong tương lai. Ví dụ, bạn nên bán hàng, làm nhân viên sale để hiểu rõ hơn về thế giới kinh doanh. Nếu bạn muốn giàu, bạn nên làm việc để học các kỹ năng bạn cần để trở nên giàu. Hầu hết các tỷ phú đều chiến thắng cám dỗ mang tên “lương cao”.
6. Giới trung lưu có nhiều thứ, giới thượng lưu có tiền
“Rất nhiều người tiêu tiền quá mức thu nhập, mua những thứ không thích chỉ để gây ấn tượng với những người họ không ưa” – Will Rogers.
Trở lại với những chiếc xe hơi hạng sang và những ngôi nhà lớn. Giới trung lưu coi đó là những sự lựa chọn ưu tiên trong việc tiêu tiền. Nếu có cơ hội đi qua khu phố trung lưu, bạn sẽ thấy rất nhiều chiếc xe đắt tiền với những biệt thự đắt đỏ.
7. Giới trung lưu tập trung tiết kiệm, giới thượng lưu tập trung kiếm tiền
Tiết kiệm rất quan trọng, song việc đầu tư có thể còn quan trọng hơn. Tuy nhiên, thu nhập lại là nền tảng của cả hai hành động đó. Bạn hiểu bạn cần phải biết tiết kiệm và đầu tư nhưng để đạt được mục tiêu “xa hoa” của giới thượng lưu, bạn cần kiếm nhiều tiền hơn nữa. Giới thượng lưu hiểu điều này và luôn làm việc để tạo ra nhiều cách kiếm tiền và thu nhập từ tài sản họ có. Nếu bạn thực sự muốn giàu có, hãy làm việc để nâng cao khả năng kiếm tiền chứ không phải khả năng tiết kiệm.
“Nếu bạn giàu có, hãy nghĩa đến việc tiết kiệm cũng như kiếm tiền” – Benjamin Franklin.
8. Giới trung lưu sử dụng tiền theo cảm xúc, giới thượng lưu lại theo tư duy logic
“Chỉ khi bạn kết hợp trí tuệ với kỷ luật tinh thần, bạn mới đưa ra hành động đúng đắn” – Warren Buffet.
Để viết cuốn sách “How Rich People Think”, Steve Siebold đã phỏng vấn hơn 1.200 người giàu nhất thế giới trong vòng 30 năm, theo đó, ông phát hiện hơn 100 sự khác biệt về cách giới thượng lưu nhìn vào tiền bạc so với giới trung lưu. Một trong những điểm khác biệt chính là tầng lớp trung lưu nhìn tiền qua con mắt cảm xúc, tầng lớp thượng lưu lại nhìn qua con mắt của tư duy logic.
Đưa ra các quyết định tài chính dựa theo cảm xúc sẽ làm “hỏng” tài chính của bạn. Warren Buffett giải thích, đầu tư là hành động liên quan đến việc kiểm soát cảm xúc hơn là kiểm soát tiền bạc.
Cảm xúc là nguyên nhân khiến mọi người mua giá cao và bán giá thấp. Cảm xúc tạo ra những giao dịch kinh doanh nguy hiểm. Bạn nên học cách đặt cảm xúc sang một bên và sử dụng lý trí để hành động.
9. Giới trung lưu đánh giá thấp tiềm năng bản thân, giới thượng lưu luôn đặt mục tiêu lớn
“Hãy đặt mục tiêu cao và không ngừng nỗ lực cho đến khi bạn đạt được” – Bo Jackson.
Giới trung lưu thường đặt các mục tiêu an toàn và dễ dàng đạt được, trong khi đó, mục tiêu của giới thượng lưu nhiều khi là không tưởng hoặc điên rồ. Tuy nhiên, những người giàu có này lại luôn biết, họ có thể đạt được.
Khi bạn đặt mục tiêu cá nhân, hãy xem bạn có thể làm được hơn thế không. Đừng giới hạn khả năng bản thân trong suy nghĩ “an toàn”.
10. Giới trung lưu tin vào sự chăm chỉ, người thường tìm kiếm niềm tin ở đòn bẩy tài chính
“Sử dụng các nguồn lực hiện có sẽ tốt hơn là phát triển các nguồn lực chưa có” – George Soros.
Làm việc chăm chỉ là rất cần thiết. Nếu bạn muốn đạt đỉnh cao của thăng tiến trong sự nghiệp, bạn phải luôn là một “chú ong” chăm chỉ. Tuy nhiên, vấn đề là làm việc chăm chỉ một mình hiếm khi có thể mang lại sự giàu có. Bạn không thể trở nên giàu có bằng cách làm việc đơn độc. Bạn cần đòn bẩy để trở nên giàu có. Đòn bẩy tài chính làm việc hoạt động theo nhiều cách, từ nguồn lực bên ngoài đến đầu tư.
Bạn càng biết cách kết hợp các đòn bẩy thì bạn càng có nhiều thời gian để làm những điều thực sự quan trọng trong kinh doanh và cuộc sống.
Mặc dù một số sự khác biệt giữa tầng lớp trung lưu và thượng lưu là rất lớn nhưng nhiều đặc điểm khác là đơn giản và không đáng kể. Thực tế, nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn phải biết suy nghĩ và hành động như người giàu.
Theo Nhịp sống kinh tế