Tuy nhiên, nhóm của Giáo sư de Bono đã quét MRI và nhận thấy khối u của ông Michael đã biến mất.
Các chuyên gia tin rằng phương pháp miễn dịch ung thư có thể áp dụng cho nhiều bệnh nhân trong tương lai.
Đó là vào tháng Tư năm ngoái. Khối u không còn khiến ông đủ khoẻ để tiến hành phẫu thuật dạ dày. Ông đã kiểm tra ung thư một lần vào tuần trước và các chỉ số đều bình thường.
Giáo sư de Bono cho rằng đây là một điều to lớn và ngoạn mục. Các chuyên gia tin rằng phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều bệnh nhân trong tương lai.
Khối u của ông Michael đã biến mất sau 10 mũi tiêm thử nghiệm
Dù sức khoẻ yếu, Michael vẫn một ứng cử viên hoàn hảo cho thử nghiệm do tế bào ung thư của ông đã biến đổi DNA nhiều lần để đối phó với các phương pháp điều trị thông thường. Điều này tạo cơ hội để thử nghiệm khả năng phát hiện đề kháng pembrolizumab
"Các bệnh nhân như Michael có khiếm khuyết trong một gen gọi là CDK12 – gen kiểm soát cách tế bào có thể sửa các lỗi trong DNA của nó," Giáo sư de Bono giải thích.
Lỗi này gây ra một trong mười trường hợp ung thư tuyến tiền liệt. Khi gen này trở nên rối loạn, các lỗi DNA tăng lên, khiến cho các tế bào biến thành ung thư và nhân lên. Gen này cũng mang lại cho các khối u một lợi thế chết người – khả năng biến đổi DNA của chúng nhanh đến mức chúng chống chọi được các loại thuốc thông thường.
"Tuy nhiên, đây có thể là một gót chân Achilles, bởi sự biến đổi “hỗn loạn” này khiến hệ thống miễn dịch có thể dễ dàng nhận ra chúng như một mối đe dọa," Giáo sư de Bono cho biết thêm.
Để nhắm vào các tế bào ung thư, trước hết bạn phải ngăn chặn việc chúng “ẩn mình” dưới các lớp protein, khiến hệ miễn dịch bị lừa rằng chúng là các mô khỏe mạnh. Một dòng thuốc mới được đưa ra trong 7 năm qua, bao gồm pembrolizumab, có thế giúp pha huỷ lớp áo protein kia. Các tế bào miễn dịch sau đó có thể xác định mối nguy hiểm và tiêu diệt tế bào ung thư.
Ý tưởng đằng sau liệu pháp miễn dịch ung thư không phải là mới. Tuy nhiên, phải mất hơn một thế kỷ để chứng minh giá trị của nó.
Bác sĩ phẫu thuật New York, William Coley, lần đầu tiên khám phá lý thuyết sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại bệnh ung thư vào những năm 1890, sau khi nghe một người đàn ông bất ngờ khỏi bệnh ung thư sau khi bị nhiễm trùng da nghiêm trọng. Ông Coley tin rằng sự nhiễm trùng đã kích thích hệ miễn dịch của bệnh nhân tấn công bất cứ “kẻ lạ mặt” nào, kể cả các tế bào ung thư.
Ý tưởng của ông Coley bị lãng quên trong một thế kỷ cho đến khi một nhà miễn dịch học, Charles Janeway thuộc Đại học Yale, thách thức một giả định lâu đời - rằng hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động đơn giản bằng cách phát hiện những thứ chưa từng có trong cơ thể trước đó và tấn công chúng.
Nhưng nếu điều đó đúng, Tiến sĩ Janeway tự hỏi, làm thế nào chúng ta lại không bị dị ứng khi ăn một loại thức ăn mới? Vào cuối thập niên tám mươi, ông nhận ra rằng hệ miễn dịch có hai hệ thống hoạt động: một là phát hiện các chất lạ trong cơ thể chúng ta; hệ thống còn lại xác định đâu là mối đe dọa và đánh dấu để tấn công.
Ý tưởng này mang tính cách mạng. Nếu hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể học theo cách này, thì nó cũng có thể được dạy để tiêu diệt mối đe dọa như tế bào ung thư.
Theo: dailymail.co.uk